Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn đánh giá xây dựng TTLHG là phù hợp với xu thế phát triển
Hậu Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, do vậy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhận định có thể thành lập trung tâm logistics cấp tỉnh với quy mô phù hợp với lượng hàng hóa, phạm vi hoạt động, kết nối với vùng . TTLHG sử dụng hạ tầng sẵn có (đất sạch), kết nối trực tiếp với Cảng Vinalines Hậu Giang (có thể tiếp nhận tàu tải trọng 20.000DWT) và trung chuyển hàng tới cảng Cái Cui (TP. Cần Thơ). TTLHG sẽ kết hợp cùng Trung tâm Mekong Logistics tạo thành khu vực cung cấp các dịch vụ đa dạng cho ĐBSCL.
Theo quy hoạch, TTLHG xây dựng theo 3 hạng mục chính gồm khu cảng tổng hợp; khu dịch vụ cảng biển – logistics; các công trình đường giao thông, bến cảng. Trên cơ sở này, Công ty Vinalines Hậu Giang kiến nghịTỉnh hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo đề án được duyệt, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics của Vinalines Hậu Giang, thu hút nguồn hàng thông qua Cảng Vinalines Hậu Giang.
Trung tâm Logistics Hậu Giang được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ giải quyết nhu cầu lao động, dự kiến đến năm 2025 có thể đạt 1.000 người, qua đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm cho vùng và địa phương đồng thời sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội chung của toàn vùng.