Khai thác viên Hệ thống TTDH Việt Nam
19 sự vụ tìm kiếm cứu nạn trong đó có: 06 trường hợp tàu hỏng máy thả trôi, 06 trường hợp tàu cá bị phá nước và chìm, 05 trường hợp thuyền viên rơi xuống biển mất tích, 01 trường hợp trợ giúp y tế và 01 trường hợp tàu cá mất liên lạc. Kết quả, Hệ thống TTDH đã phối hợp với các cơ quan chức năng và các tàu thuyền hoạt động trên biển xử lý thành công 13 sự vụ TKCN hỗ trợ kịp thời 106 thuyền viên trên tàu thoát khỏi nguy hiểm. 06 sự vụ TKCN liên quan đến người mất tích trên biển, tàu bị mất liên lạc hiện vẫn đang được Hệ thống TTDH, các cơ quan chức năng theo dõi, xử lý, tích cực tìm kiếm.
Đặc biệt trong tháng 02, Hệ thống TTDH cũng tiếp nhận và xử lý tín hiệu cấp cứu được phát đi từ phao EPIRB trên tàu Bình Nguyên 86, qua đó xác định được chính xác vị trí bị nạn của tàu để chuyển thông tin tới các cơ quan TKCN và thực hiện phát quảng bá thông tin cho các tàu thuyền trong khu vực cứu sống kịp thời 08 thuyền viên trên tàu.
Để bảo đảm an toàn khi ra khơi, đối với các tàu cá cần lưu ý trực canh trên tần số cứu nạn quốc gia 7903 kHz – đây là tần số cứu nạn khẩn cấp dành riêng cho tàu cá. Đối với tàu hàng cần tuân thủ trực canh trên các tần số quốc gia và quốc tế theo quy định. Các tàu lưu ý việc trực canh không chỉ có ý nghĩa giúp tàu kịp thời trao đổi thông tin khẩn cấp tới các cơ quan trên bờ mà qua đó các tàu còn có thể cập nhật thông tin về tình hình tàu thuyền hoạt động trong khu vực mình hành hải, để có thể tham gia cùng với các cơ quan chức năng cứu hộ, cứu nạn tàu bị nạn khi được yêu cầu.
VISHIPEL