Thách thức lớn cho các mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông miền Trung - Tây Nguyên

Thứ sáu, 22/05/2009 08:37
Nếu như trước đây, đi bằng đường bộ qua hết các tỉnh miền Trung phải mất ít nhất ba ngày ba đêm thì nay do đường tốt nên chỉ khoảng một ngày một đêm. Song song với QL1A là đường Hồ Chí Minh. Tuyến này vừa xây dựng xong giai đoạn 1 với quy mô 2 làn xe từ Hòa Lạc đến Tân Cảnh. Nhiều huyện miền núi các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum... từng là nơi thâm sơn cùng cốc nay “hội nhập” phát triển.
Thách thức lớn cho các mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông (HTGT) miền Trung - Tây Nguyên là vốn. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách (NS), Chính phủ đã phát hành Trái phiếu Chính phủ (TPCP) giai đoạn 2003 - 2010 và đang có kế hoạch phát hành TPCP giai đoạn đến 2012. Tuy nhiên, cân đối vẫn chưa đủ nên nhiều dự án đang trong tình trạng không có tiền để triển khai.
 
Quốc lộ 1A đã được nâng cấp, khôi phục toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng với quy mô 2 làn xe. Một số đoạn qua các đô thị được mở rộng từ 4 đến 6 làn xe. Đây là tuyến huyết mạch xuyên các tỉnh duyên hải miền Trung và là “mạch máu” chủ đạo nối khu vực này gần lại với hai đầu đất nước.
 
Nếu như trước đây, đi bằng đường bộ qua hết các tỉnh miền Trung phải mất ít nhất ba ngày ba đêm thì nay do đường tốt nên chỉ khoảng một ngày một đêm. Song song với QL1A là đường Hồ Chí Minh. Tuyến này vừa xây dựng xong giai đoạn 1 với quy mô 2 làn xe từ Hòa Lạc đến Tân Cảnh. Nhiều huyện miền núi các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum... từng là nơi thâm sơn cùng cốc nay “hội nhập” phát triển. Đời sống nhân dân vùng cao được cải thiện đáng kể. Giai đoạn 2 của dự án này cũng đang được triển khai. Trong tương lai, giai đoạn III (đến năm 2020) sẽ từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn cao tốc.
 
Ngoài ra, Bộ đang tiến hành quy hoạch đường ven biển. Trước mắt các địa phương chủ động xây dựng từng đoạn quan trọng, đến sau năm 2010 sẽ đấu nối toàn tuyến. QL14C chạy dọc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia cũng trong quá trình xây dựng. Dự kiến năm 2009 sẽ xong giai đoạn I và đường Đông Trường Sơn do Bộ Quốc phòng thi công sẽ hoàn thành vào năm 2010. Điểm nhấn ở đây là việc quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam trong đó có đoạn qua miền Trung. Hệ thống QL ngang cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là các trục nối duyên hải với Tây Nguyên, miền núi. Những năm qua, Bộ GTVT đã hoàn thành nâng cấp các QL9, 12, 49B, 14B, 14D, 14E... Hiện nay đang triển khai các QL 217, 45, 7, 49, 25, 27, 27B, 28, 40... và sau năm 2010 sẽ tiếp tục nâng cấp các tuyến còn lại.
 
Ngoài đường bộ, miền Trung còn có đường sắt thống nhất, hệ thống cảng biển, sân bay... phân bổ khá đều. Trong đó, đường sắt (ĐS) hiện hữu đã được nâng cấp theo khổ 1.000mm. Sắp đến sẽ xây dựng mới ĐS qua Hải Vân; đấu nối ĐS Đà Nẵng, Diêu Trì, Nha Trang xuống các cảng biển, khu công nghiệp quan trọng. Ngoài ra sẽ xây dựng tuyến ĐS cao tốc Bắc - Nam dài 1.630 Km, tuyến ĐS vận chuyển quặng bô-xít từ Đắk Nông đi Bình Thuận dài 256 km. Theo quy hoạch còn có các tuyến ĐS Vũng áng - Mụ Dạ - Thà Khẹc; Đà Nẵng - Quảng Nam - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk, Đắk Nông - Bình Phước - Bình Dương với tổng chiều dài 550 km; ĐS nối duyên hải với Tây Nguyên từ Phú Yên lên Buôn Ma Thuật.
 
Các cảng biển như Nghi Sơn, Vũng áng, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Chân Mây, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang, Vân Phong, Ba Ngòi... đều được đầu tư nâng cấp đồng bộ. Các cảng hàng không (CHK) quốc gia sẽ phát triển theo mô hình kết cấu trục nan. Trong đó Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh là 3 điểm chính nối với các đường bay nội địa và quốc tế. Hiện nhà nước đang đầu tư xây dựng CHKQT Đà Nẵng, nâng cấp CHK Chu Lai thành CHK trung chuyển hàng hóa của khu vực; từng bước nâng cấp các sân bay có tiềm năng khai thác như Phú Bài, Cam Ranh, Liên Khương. Hướng tới phát triển các CHK này trở thành các CHKQT khi có đủ điều kiện.
 
Tuy nhiên, một thách thức lớn cho các mục tiêu phát triển HTGT miền Trung - Tây Nguyên là vốn. Bên cạnh nguồn vốn NS, Chính phủ đã phát hành TPCP giai đoạn 2003 - 2010 và đang có kế hoạch phát hành TPCP giai đoạn đến 2012. Tuy nhiên, cân đối vẫn chưa đủ nên nhiều dự án đang trong tình trạng không có tiền để triển khai. Chủ trương của Chính phủ là ưu tiên nguồn vốn NS cho các dự án không có khả năng hoàn vốn; các dự án ở vùng sâu, vùng xa, an ninh quốc phòng trọng yếu...
 
Bên cạnh đó, tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA cho một số dự án lớn, có tính cấp thiết; một số tuyến tiểu vùng, giao thông đô thị, giao thông địa phương và bảo trì mạnh lưới QL. Nguồn vốn vay tín dụng lãi suất ưu đãi hoặc thông thường sẽ sử dụng cho các công trình có khả năng hoàn vốn nhanh. Đặc biệt là đường bộ cao tốc dưới các hình thức BOT, BO, PPP. Theo khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế thì do khả năng hoàn vốn của các công trình giao thông ở miền Trung thấp nên phải có sự tham gia của Nhà nước dưới các hình thức góp vốn trực tiếp, khai thác quỹ đất, kinh doanh các dịch vụ trên tuyến...
 
Ngoài ra cần phát hành TPCP có sự bảo lãnh của Nhà nước áp dụng cho các công trình cấp thiết. Có như vậy mới tháo gỡ được những khó khăn, đẩy nhanh lộ trình phát triển HTGT khu vực miền Trung - Tây Nguyên như đã quy hoạch.
Theo Báo GTVT
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:48369
Lượt truy cập: 181.517.001