Thêm nhiều cảng hàng không mới tới vùng sâu, vùng xa

Thứ ba, 02/06/2009 08:25
Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Phát triển GTVT hàng không đi tới vùng sâu, vùng xa đảm bảo thuận tiện, an toàn góp phần vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển kinh tê, xã hội đất nước giai đoạn đến năm 2020 là định hướng nổi bật trong quy hoạch này.
Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Phát triển GTVT hàng không đi tới vùng sâu, vùng xa đảm bảo thuận tiện, an toàn góp phần vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển kinh tê, xã hội đất nước giai đoạn đến năm 2020 là định hướng nổi bật trong quy hoạch này.  
 
Đến năm 2020, mạng lưới cảng hàng không Việt Nam quy hoạch theo mô hình kết cấu trục Bắc - Nam làm cơ sở chính, lấy các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm phát triển thu hút lượng hành khách, hàng hoá cũng như kết nối các tuyến đường bay nội địa và quốc tế. Việc quy hoạch mạng cảng hàng không Việt Nam đến năm 2020 là nhịp cầu phát triển các khu vực vùng miền cả nước, đóng vai trò quan trọng về kinh tế, quốc phòng nhằm thúc đẩy sự phát triển các khu vực này thông qua việc mở thêm các tuyến đường bay nội địa liên vùng, cũng như tuyến bay quốc tế.  
 
Cụ thể, đến năm 2020, Việt Nam có 26 cảng hàng không được đưa vào khai thác, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế như: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc và 16 cảng hàng không nội địa là Điện Biên Phủ, Nà Sản, Lào Cai, Quảng Ninh, Gia Lâm, Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạnh Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tàu. Tổng diện tích đất các cảng hàng không đến năm 2020 khoảng 23.000 ha.  
 
Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng, các địa phương giai đoạn 2020 nghiên cứu, quy hoạch xây dựng các sân bay phục vụ cho hoạt động hàng không chung, airtaxi bằng trực thăng và tàu bay cánh bằng loại nhỏ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh chưa có cảng hàng không. Như vậy, khu vực phía Bắc có 9 cảng hàng không, phía Nam 10 và miền Trung 7 cảng hàng không, trong đó sẽ xây dựng các sân bay phục vụ cho hoạt động bay trực thăng vận tải và máy bay cánh bằng loai nhỏ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh chưa có cảng hàng không như: Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Đắc Nông, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Thuận, An Giang... đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với quy hoạch phát triển các vùng và các địa phương. Trong giai đoạn 2020, ưu tiên quy hoạch, xây dựng các sân bay Lai Châu, Cao Bằng và Phan Thiết.  
 
Ông Vũ Phạm Nguyên Tùng - Trưởng ban Quản lý cảng, Cục Hàng không Việt Nam cho biết: Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngành Hàng không Việt Nam đang đầu tư nhiều cảng, hiện đang cải tạo cảng Nội Bài, Nà Sản, Cát Bi. Dự kiến, nâng cấp cải tạo kéo dài đường cất hạ cánh của sân bay Cát Bi, mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng vốn ngân sách, đây là sân bay chiến lược của vùng tam giác kinh tế Hải Phòng – Quảng Ninh - Hà Nội, hỗ trợ cho sân bay Nội Bài.  
 
Đồng thời, sân bay Nội Bài đang trong tình trạng quá tải, ngành cũng đang thực hiện Dự án làm “Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài” khi hoàn thành sẽ đáp ứng được nhu cầu của hành khách trong nước đi đường bay nội địa cũng như đường bay quốc tế và khu vực. Đến năm 2012 Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đi vào hoạt động, giai đoạn 1 đến năm 2015 đáp ứng 10 triệu khách/năm, giai đoạn 2 mở rộng Nhà ga T2 sẽ đáp ứng 15 triệu khách/năm, đảm bảo đạt tiêu chuẩn, chất lượng ngành Hàng không Việt Nam phát triển ngang tầm với hàng không các nước trong khu vực và thế giới.  
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:6714
Lượt truy cập: 181.423.686