Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ khánh thành cùng người dân
đi trên cây cầu mới tại huyện Mộc Hóa, Long An
Huyện Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường là 2 địa phương nằm trên tuyến biên giới Việt Nam, giáp với nước bạn Campuchia. 17 cây cầu được đưa vào sử dụng lần này do các doanh nghiệp tài trợ với tổng kinh phí gần 14,7 tỷ đồng (tổng kinh phí xây dựng bao gồm cả phần vốn đối ứng của địa phương là 18 tỷ đồng).
Cụ thể, tại huyện Mộc Hóa, 3 cây cầu gồm: Cầu Bàu Rúng (xã Bình Hòa Đông), Cầu N1 (xã Bình Hòa Tây), Cầu Ngang Kênh T2 (xã Bình Hòa Trung) có tổng kinh phí tài trợ hơn 2,6 tỷ đồng. 3 cây cầu gồm: Cầu Cả Dứa-T1, Cầu Đường Bàng-T1, Cầu Đường Bàng-Biên Phòng (xã Bình Thạnh) có tổng kinh phí tài trợ hơn 2,8 tỷ đồng. 3 cây cầu với tổng kinh phí tài trợ hơn 2,4 tỷ đồng gồm: Cầu Ngọn Cây Khô Nhỏ (xã Bình Hòa Tây), Cầu N2, Cầu Kênh Cây Khô Lớn (xã Bình Hòa Trung). Công ty TNHH Hải Sơn tài trợ xây dựng Cầu Kênh Đòn Dong (xã Bình Hòa Tây) với tổng kinh phí tài trợ hơn 1,1 tỷ đồng.
Tại thị xã Kiến Tường, 3 cây cầu được tài trợ với tổng kinh phí 2, 6 tỷ đồng, gồm: Cầu kênh ấp Ông Nhan Đông, Cầu kênh Cùng (xã Bình Hiệp), Cầu kênh Giăng Giơ (xã Thạnh Trị). Cầu Cầu kênh Quốc Phòng (xã Bình Hiệp), cầu Kênh Quốc Phòng (xã Thạnh Trị) có tổng kinh phí tài trợ hơn 1,4 tỷ đồng. Dịp này, các nhà tài trợ cũng đã trao 200 phần quà (tổng trị giá 60 triệu đồng ) cho các hộ nghèo tại thị xã Kiến Tường.
Sau hơn 2 năm triển khai, chương trình Cầu Nông thôn do Tạp chí Nông thôn Việt - cơ quan ngôn luận của Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phát động, đã vận động được 19 doanh nghiệp tham gia, cam kết tài trợ 114 cầu cống tại các vùng biên giới các tỉnh: Long An, Đồng Tháp và An Giang với tổng vốn đầu tư gần 116 tỷ đồng, trong đó 72 cầu/cống đã được đưa vào sử dụng. Riêng tại Long An, có 82 công trình được cam kết tài trợ với tổng vốn đầu tư gần 68 tỷ đồng.