Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Tổng kết công tác đấu thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống quốc lộ

Thứ hai, 09/11/2020 08:11

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đấu thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống quốc lộ giai đoạn 2018-2020 và triển khai phương hướng giai đoạn 2021-2025. Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã tới dự và chủ trì hội nghị.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ chủ trì hội nghị.

Tham dự buổi lễ còn có Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Đại diện Bộ Tài chính, Sở GTVT các tỉnh cùng lãnh đạo các phòng, Ban trực thuộc.

Hội nghị kết nối trực tuyến với 3 điểm cầu tại các Cục QLĐB II, III, IV tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo Sở GTVT các tỉnh có thể tham dự tại các điểm cầu gần nhất.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết: Đây là buổi để chúng ta nhìn lại những cái được hay chưa được trong việc triển khai công tác đấu thầu, tư đó có những tiêu chí mới, những giải pháp mới về vấn đề này. Công tác sửa chữa thường xuyên nằm trong công tác bảo dưỡng, bảo trì đường bộ, đó là công việc có thể nói là ưu tiên hàng đầu. Trước 2018 thì chúng ta vẫn thực hiện công tác theo kế hoạch nhưng sự đổi mới của chúng ta trong vấn đề triển khai với 1 mô hình quản lý thay đổi, áp dụng hình thức đấu thầu trong việc bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ là 1 bước tiến rất quan trọng của ngành Đường bộ. Từ thực tiễn của các địa phương, của các Cục, Chi cục và ở tầm cao hơn là Tổng cục Đường bộ sẽ có những tổng kết đánh giá để tham mưu kịp thời cho Bộ GTVT.

Ông Lê Hồng Điệp báo cáo công tác đấu thầu.

Tại hội nghị, ông Lê Hồng Điệp – Vụ trưởng Vụ Quản lý, Bảo trì ( Tổng cục ĐBVN) đã thông qua Báo cáo Tổng kết công tác đấu thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống quốc lộ giai đoạn 2018-2020 và triển khai phương hướng giai đoạn 2021-2025. Bản báo cáo nêu rõ:

Với việc lựa chọn nhà thầu bằng cách tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai việc quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc từ năm 2018-2020 đã đạt được những kết quả tích cực như:

Hoàn thành đấu thầu (kể cả đấu thầu qua mạng) 100% quản lý và BDTX các tuyến quốc lộ và đường cao tốc;

Thực hiện đúng chủ trương xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công theo hướng việc gì Nhà nước không cần làm thì chuyển giao cho xã hội thực hiện thông qua lựa chọn nhà thầu bằng đấu thầu rộng rãi, công khai;

Tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần có năng lực tham gia công tác quản lý, bảo trì đường bộ, góp phần đổi mới công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ. Trong đó có nhiều doanh nhiệp mới rham gia lần đầu nhưng đã đầu tư nhiều thiết bị phịc vụ công tác quản ly, bảo trì hệ thống quốc lộ;

Góp phần tiếp kiệm chi tiêu ngân sách Nhà nước, thông qua tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu (toàn hệ thống tiết kiệm 3% so với dự toán giao, ứng với 91,9 tỷ đồng mỗi năm).

Ông Lê Hồng Điệp cho biết, sau khi trúng thầu, các Cục, Sở GTVT đã khẩn trương hoàn thiện thủ tục thương thảo với nhà thầu và ký kết hợp đồng để triển khai thực hiện. Qúa trình ký kết hợp đồng đã đạt các thành tích như:

Hệ thống quốc lộ và các công trình cầu đường đều được quản lý, BDTX trong 3 năm vừa qua, cơ bản đáp ứng quy định kỹ thuật, phục vụ nhu cầu giao thông vận tải ngày càng tang trên tuyến quốc lộ; Đồng thời không phát sinh thủ tục, thời gian giải quyết và cho phép thực hiện sửa chữa đột xuất mặt đường như thời kỳ mà mức giá 25 triệu/km của giai đoạn 2015-2017, Do đó tổng chi phí giai đoạn này về cơ bản không tăng thêm;

Các Cục QLĐB và các Sở GTVT đã tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu theo đúng hợp đồng và tiêu chí kiểm tra, đánh giá nghiệm thu chất lượng thực hiện việc quản lý, BDTX theo quy định của Bộ GTVT (đã được quy định vào hợp đồng) và Tiêu chuẩn kỹ thuật BDTX.

Dựa trên các kết quả đạt được, Tổng cục ĐBVN kiến nghị một số Phương hướng triển khai công tác đấu thầu, thực hiện quản ký, BDTX giai đoạn 2021-2025 như:

Bố trí kinh phí bảo trì thường xuyên cho các tuyến đường với các kết cấu khác nhau ở những vùng miền khác nhau. Riêng 3 đường cao tốc của Nhà nước đầu tư bố trí đủ để thực hiện các công việc cần thiết do yêu cầu phải duy trì chất lượng cao trong mọi điều kiện;

Đối với các công trình cầu cấp đặc biệt, cấp I như cầu Mỹ Thuận, CẦU cẦN Thơ, cầu Kiền, Cầu Bãi Cháy bố trí đủ vốn thực hiện hết các công việc quản lý, BDTX tương tự như năm 2020; Tổng kinh phí đề nghị thực hiện quản lý, BDTX toàn bộ 22403,6km quốc lộ (đã trừ các đoạn bàn giao cho nhà nước đầu tư BOT), 3 tuyến đường cao tốc, toàn bộ cầu cống trên tuyến đường đó là khoảng 2057,38 tỷ đồng, tăng 412 tỷ so với năm 2020.

Các điểm cầu trực tuyến.

Vụ trưởng vụ Quản lý, Bảo trì cho biết thêm: Về quy mô, tính chất và các yêu cầu đối với gói thầu sẽ được tang lên. Tổ chức các gói thầu, quản lý, BDTX đối với đường cao tốc, cầu treo dây văng, vận hành khai thác bến phà.

Toàn bộ các gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với thời gian 5 năm từ 2021-2015 (trừ các trường hợp cá biệt). Hình thức, phương thức thực hiện hợp đồng thực hiện đúng với quy định của Nghị định số 33/2019/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT. Hồ sơ mời thầu sẽ có các yêu cầu cao về thiết bị công nghệ theo hướng tiên tiến. Hợp đồng và quá trình nghiệm thu kết quả thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BGTVT.

Trên các cơ sở đó, Tổng cục ĐBVN đang dự kiến báo cáo Bộ GTVT xây dựng Nghị định quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thay cho Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, công việc này sẽ thực hiện trong chương trình xây dựng các văn bản quy định chi tiết Luật GTĐB sửa đổi.

Do nghị định 32/2019/NĐ-CP khó có thể đặt hàng, mặt khác sang năm 2021 khi Nghị quyết số 108/NQ-CP của Chính phủ hết hiệu lực, bài toán BDTX quốc lộ, cao tốc khi chưa ban hành Thông tư quy định mức bảo dưỡng sẽ gặp nhiều vướng mắc. Tổng cục ĐBVN đề nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương về vốn, chấp thuận về thời hạn hợp đồng 5 năm (2021-2025) để Tổng cục và các Cục, Sở lập duyệt toán và đấu thầu qua mạng ngay trong năm nay.

Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Sơn La tham luận.

Sau khi lắng nghe bản báo cáo, đại diện một số Sở GTVT, Các Cục QLĐB đều đồng tình với việc gia hạn các gói thầu lên thời gian 5 năm so với 3 năm như cũ, đồng thời nêu ra những khó khăn trong việc thực hiện các công tác bảo trì, bảo dưỡng của đơn vị. Các đơn vị đề nghị tăng kinh phí cho công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng các công trình.

Tổng cục trưởng  Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện phát biểu tại hội nghị.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, sau nhiều năm thực hiện công tác đấu thầu thì có thể chứng minh việc đấu thầu là một sự đột phá, ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, vấp phải những ý kiến trái chiều nhưng cuối cùng đến ngày hôm nay thì việc đấu thầu đã khiến cho năng lực các công ty tốt hơn rất nhiều, máy móc, thiết bị hiện đại hơn, công nghệ cao hơn. Việc tăng thời gian đấu thầu lên 5 năm sẽ yêu cầu các đơn vị đầu tư thiết bị hiện đại, tiên tiến hơn nữa để phục vụ công tác. Các vấn đề về chi phí dành cho từng hạng mục khác nhau sẽ được nghiên cứu cụ thể đối với từng công trình, không thể dùng chi phí ở vị trí này đánh đồng cho vị trí khác.

Với các tham luận góp ý cùng bản báo cáo, Thứ trưởng Bộ GTVT – Lê Đình Thọ đánh giá: Không chỉ 1 mình Tổng cục Đường bộ quản lý các tuyến quốc lộ bằng mô hình đấu thầu mà hiện nay một số địa phương đã áp dụng mô hình này vào công tác bảo dưỡng thường xuyên. Cái chúng ta thấy là hệ thống đường sá khang trang hơn, đẹp hơn, góp phần nâng cao năng lực vận tải và ATGT. Trên cơ sở đó, Thứ trưởng đề nghị Tổng cục ĐBVN tiếp thu các ý kiến tham luận, hoàn chỉnh lại báo cáo những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế của việc tổ chức đấu thầu.

Ngoài ra, Thứ trưởng còn nhấn mạnh: trên cơ sở tổng hợp, các vụ liên quan tham mưu ngay những giải pháp thực hiện các tồn đọng hiện nay, những cái nào cần phải kiến nghị với Chính phủ thì phải kiến nghị ngay, những gì thuộc thẩm quyền của Bộ thì Bộ sẽ xem xét ra văn bản chỉ đạo. Vấn đề nào phải phối hợp với các Bộ, ngành thì cần phải phối hợp. Chúng ta làm theo quy định của Nhà nước, quy định là một hành lang pháp lý quan trọng, khi đấu thầu phải lập dự toán, về thời gian dù 3 hay 5 năm phải có căn cứ để suy xét. Chúng ta rất cần những đơn vị tâm huyết với ngành. Trong quá trình thực hiện, những đơn vị tham gia đủ điều kiện thì tiếp tục tạo cơ hội để phát huy, đơn vị nào trúng thầu nhưng không hiệu quả thì sẵn sàng loại bỏ để xây dựng 1 lực lượng chính quy hơn, hiện đại hơn.

Thứ trường đồng tình với việc kéo dài thời hạn đấu thầu.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ đồng tình về việc kéo dài thời hạn đấu thầu, và hi vọng sau quá trình phát triển sẽ sàng lọc những đơn vị chất lượng, các đơn vị này cần được tạo điều kiện để khi chuyển sang cơ chế thị trường chúng ta vẫn có các lực lượng sẵn sàng gắn bó, chuyên dụng cho ngành Đường bộ.

Nguồn: Tổng cục ĐBVN

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:4255
Lượt truy cập: 176.446.344