Tổ chức tuyến vận tải hành khách cố định đi, đến các tỉnh
Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng và ngược lại
Theo đó, tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ liên tỉnh từ Thanh Hóa đi/đến 6 địa phương, gồm: Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng và ngược lại với tần suất hoạt động (số chuyến khai thác/1 tháng) là 50%.
Hành khách đi/đến tỉnh Thanh Hóa từ các tỉnh: Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng phải thực hiện nghiêm các yêu cầu: Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
Về quy định xét nghiệm y tế: Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); Không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một lần trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa). Riêng đối với hành khách về nơi cư trú, lưu trú tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của các địa phương nơi đến.
Yêu cầu đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; người làm việc tại bến xe, thực hiện biện pháp phòng, chống dịch: tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế. Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện; Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải; Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;
Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa). Việc Xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
Trước, trong và sau chuyến đi, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... thì cần theo dõi sức khoẻ và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.
Trường hợp chuyến đi có hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe dương tính với SARS-CoV-2: thực hiện theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho hành khách sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp với từng loại hình phương tiện giao thông công cộng; yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.
Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện...
Sở GTVT Thanh Hóa đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp, triển khai, thực hiện.