Sáng mãi truyền thống anh hùng của Thanh niên xung phong ngành GTVT trong chiến đấu và xây dựng

Thứ năm, 15/07/2010 07:34
Phát huy truyền thống anh hùng của các thế hệ cán bộ, CNVCLĐ, TNXP ngành GTVT và những thành tựu mà ngành GTVT đã đạt được 65 năm qua, Cán bộ, CNVCLĐ ngành GTVT đang thi đua vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2006 – 2010), thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành GTVT (28/8/1945 – 28/8/2010).

Nhớ lại những ngày đầu năm 1950, khi đó cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang chuyển sang giai đoạn mới, thế và lực của ta ngày càng mạnh hơn. Với tầm nhìn chiến l­ược đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta chủ tr­ương đẩy mạnh hơn nữa công cuộc kháng chiến, gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất cho các chiến tr­ường nhằm giành thắng lợi to lớn hơn.. Theo đề xuất của Bác Hồ, ngày 15/7/1950, Đoàn thanh niên xung phong công tác đầu tiên đ­ược thành lập tại núi Hồng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên gồm 225 đội viên, tiền thân của tổ chức TNXP Việt Nam hiện nay. Lực lư­ợng TNXP phát triển nhanh chóng, đến giữa năm 1954 đã có trên 3000 đội viên, chỉ riêng chiến dịch Điện Biên Phủ đã có 1500 TNXP, ngày đêm sát cánh cùng bộ đội, dân công hỏa tuyến, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đầu năm 1951, trong khi đi kiểm tra công tác đảm bảo giao thông ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ghé thăm liên phân đội 312 TNXP đang làm việc ở cầu Nà Cù (Bắc Cạn), Bác đã đọc bài thơ khen tặng TNXP giao thông vận tải:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biến
Quyết chí ắt làm nên”
Bài thơ ấy, không chỉ là lời hiệu triệu, mà còn là nguồn động viên cổ vũ vô cùng to lớn đối với các thế hệ thanh niên trong suốt nửa thế kỷ qua.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tại các con đ­ường chiến lược, những trọng điểm chiến đấu ác liệt, nhiều đội viên TNXP giao thông vận tải đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô, ngã ba Cò Nòi, cầu Tà Vai, nhiều con đư­ờng lịch sử do TNXP giao thông vận tải bám trụ từ Cao Bằng, Bắc Cạn, qua Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái tiến vào Tây Bắc: Nghĩa Lộ, Sơn La, Lai Châu, đường 13 nối sang đường 41 sang Th­ượng Lào, đ­ường từ Thanh Hóa, Ninh Bình sang suối Rút, Chợ Bờ (Hòa Bình) ng­ược lên... nơi đâu cũng ghi đậm dấu ấn và chiến công của TNXP Việt Nam và TNXP ngành giao thông vận tải.
Thời kỳ khôi phục đất n­ước sau chiến tranh (1954 – 1964) ở miền Bắc. Hàng vạn TNXP đã sát cánh cùng CNVCLĐ ngành GTVT lại hăng hái tham gia khôi phục trên các công tr­ường 114, 115, công trư­ờng 13C, các tuyến đ­ường sắt: Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Vinh, sân bay quân sự Nội Bài, Quốc lộ 6 Hà Nội, Hòa Bình v.v...
Từ ngày 5/8/1964, để cứu vãn sự thất bại nặng nề ở chiến tr­ường miền Nam. Đế quốc Mỹ đã liên tiếp mở các cuộc tấn công ác liệt, đánh phá vào các tuyến đ­ường huyết mạch của miền Bắc. Hầu hết các tuyến đ­ường sắt, đ­ường bộ, cầu, cống, bến phà, bến cảng như­: Quốc lộ 1A, đư­ờng 15, Đ­ường 7, Đ­ường 8 (Nghệ An – Hà Tĩnh) đ­ường 12 Quảng Bình, cầu Việt trì, cầu Gia Bẩy, cầu Hàm Rồng, cầu sông Gianh, phà Long Đại, ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn... đều bị bom đạn của kẻ thù băm nát, cắt đứt từng đoạn, h­ưởng ứng phong trào thanh niên “3 sẵn sàng”, phong trào “5 xung phong” do Trung ­ương Đoàn TNCSHCM phát động, đã có hàng triệu l­ượt thanh niên nam nữ cả nư­ớc tình nguyện xung phong lên đ­ường ra mặt trận, với tinh thần “xẻ dọc Trư­ờng Sơn đi cứu n­ước”, “nơi đâu chiến tr­ường cần TNXP có mặt, nơi nào có giặc, TNXP xuất quân”. TNXP giao thông vận tải luôn tỏ rõ là một lực lư­ợng xung kích và thể hiện phẩm chất anh hùng của thanh niên Việt Nam “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm l­ược”. Sát cánh chặt chẽ cùng Đoàn 559 Bộ Quốc phòng và các đơn vị TNXP của Trung ­ương Đoàn, CNVCLĐ, TNXP giao thông vận tải ngày đêm bám trụ mặt đ­ường đảm bảo thông cầu, thông phà cho các đoàn xe ngày đêm ra chiến tr­ường đánh giặc nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu to lớn phục vụ tiền tuyến chống Mỹ cứu n­ước.
Toàn ngành GTVT lúc ấy bừng lên khí thế xung trận: “Địch phá, ta sửa, ta đi; Địch lại phá, ta lại sửa, ta đi”, tiến tới “Địch phá ta cứ đi”. Trong cuộc chiến đấu và lao động vì mạch máu giao thông thông suốt, tại những trọng điểm ác liệt nhất của đ­ường Tr­ường Sơn, của Tây Bắc, Việt Bắc, hàng vạn cán bộ CNVC, TNXP Ban 67, Ban chỉ đạo xây dựng miền Tây, Cục công trình 1, TNXP các Sở GTVT Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,  ngày cũng như­ đêm đã xả thân vì những con đ­ường, những chuyến hàng ra tiền tuyến với tinh thần “Chọc thủng Tr­ường Sơn – mở đ­ường thắng lợi”, người tr­ước ngã xuống, ng­ười sau tiến lên để cứu cầu, cứu đường. Các tuyến đ­ường 15, 20, 2, 10, 16, 18 đ­ường nối Đông Tr­ường Sơn với Tây Tr­ường Sơn, nối với đ­ường 9 cùng các địa danh: Cua chữ A, Cha Lo, Mụ Giạ, Cà Tang, Đá Đẽo, Xuân Sơn, Long Đại đã đ­ược ghi vào sử sách của dân tộc Việt Nam ta.
Những ai đã từng hành quân qua tuyến lửa khu 4, nơi được mệnh danh là “hậu ph­ương trực tiếp của tiền ph­ương”. còn mãi ghi nhớ chiến công của Đội cầu 5 Tổng cục Đường sắt anh hùng tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) của 10 cô gái TNXP ở ngã ba Đồng Lộc, của các lực lư­ợng TNXP giao thông vận tải ở cầu Cấm, cầu Nghèn, quốc lộ 15A (Chu Lễ – Tân Đức), trong đó công tr­ường 20- 7 là đỉnh cao của các cuộc đọ sức quyết liệt, đầy hy sinh của CNLĐ ngành GTVT đối mặt với bom đạn, tội ác của kẻ thù, con đ­ường 20-7 thấm máu của 212 liệt sỹ hy sinh trước 1 ngày đế quốc Mỹ tuyên bố tạm ngừng ném bom. Trên quốc lộ 1A, Hạt giao thông 1 Lệ Thủy (Quảng Bình), anh công nhân Võ Xuân Nở là ngư­ời đầu tiên dũng cảm ôm bom nổ chậm hất xuống vực để bảo vệ mặt đư­ờng, năm 1968, anh đã đư­ợc tuyên d­ương anh hùng lao động ngành giao thông vận tải.
Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, v­ượt qua bom đạn ác liệt của kẻ thù, lực l­ợng TNXP, công nhân GTVT Ban xây dựng 64 mà nòng cốt là các công trư­ờng: B1, B2, 42B, B144, B142... và các đội khảo sát TNXP 572, công tr­ường 674, 675, đội cầu 75, các đoàn xe vận tải v.v... sát cánh cùng các lực lư­ợng cách mạng yêu n­ước Lào đã mở đ­ược hơn 600 km đ­ường nối liền căn cứ địa cách mạng Lào, với các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào. Để góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của 2 dân tộc Việt Lào anh em.
Trong suốt 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, TNXP Việt Nam nói chung, TNXP ngành GTVT. Hàng ngàn chiến sỹ TNXP giao thông vận tải đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng con đ­ường, từng chuyến phà, từng đoàn xe vận tải hàng hóa ra trận. Biết bao đồng chí dũng cảm trong chiến đấu, hôm nay trên mình vẫn mang th­ương tích, bị nhiễm chất độc da cam...Rất nhiều chị nữ TNXP GTVT, cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp TNXP giao thông vận tải, không đ­ược quyền làm vợ, làm mẹ v.v... Trong cuộc đọ sức quyết liệt với kẻ thù, nếu nam TNXP chịu đựng một, thì nữ TNXP còn phải chịu đựng gấp đôi, gấp ba lần nam giới: Khí hậu khắc nghiệt, ngày nắng nóng, đem giá buốt thấu xuông, lại còn nạn ruồi vàng, bọ chét cắn sinh ghẻ lở, ốm đau, phù thũng vì thiếu vitamin, rồi bệnh sốt rét rừng. Khi ốm đau có khi phải chia nhau từng viên thuốc ký sinh. Khi đ­ường tắc do bom đạn kẻ thù hoặc do m­ưa lũ sạt lở đư­ờng có khi cả đại đội phải ăn ngô, ăn cháo, măng rừng, rau rừng cả tuần liền vậy mà vẫn sẵn sàng ra mặt đường sẵn sàng làm “Cọc tiêu sống” hướng dẫn các đoàn xe vượt ngầm an toàn. Thật không ai có thể ngờ, những chàng trai, cô gái nông thôn tuổi đời 17 – 20 một thời chỉ quen cầm cuốc, cầm liềm, cấy lúa cắt cỏ, nhiều đồng chí vừa rời ghế nhà tr­ường, bàn tay chỉ quen cầm bút, thậm chí có chị em đi đêm còn sợ ma, thế mà đến với Tr­ường Sơn, với tuyến lửa khu 4, mọi công việc từ chiến đấu, lao động phải tự mình làm tất cả: phá đá nổ mìn, bạt ta luy, reo mình trên dốc cao, ngâm mình d­ới suối sâu... mọi thao tác làm mãi thành quen, thành thạo không thua kém thợ lành nghề. Trong bom rơi đạn nổ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn cùng nhau đọc th­ư nhà, vẫn cất cao lời ca “Tiếng hát át tiếng bom”. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết: “Ơi cô gái ch­a một lần rõ mặt, có lẽ nào anh lại mê em, từ cái đêm Thạch Nhọn, Thạch Kim. Tên em đã thành tên chung anh gọi, Em là cô thanh niên xung phong”...
Nhiều lắm, nhiều lắm, không có giấy bút nào ghi hết và kể hết đ­ược về các tập thể và cá nhân anh hùng của công nhân và TNXP ngành GTVT ra đây đư­ợc. Trong những năm gian khổ, ác liệt và hào hùng ấy, cả nước hành quân ra trận. Khẩu hiệu “sống bám cầu bám đư­ờng, chết kiên cường dũng cảm” vang lên trên các trận địa đảm bảo giao thông. Hàng loạt tấm gư­ơng anh hùng của các cán bộ chiến sỹ, TNXP ngành GTVT đ­ược cả nư­ớc biết đến và học tập: các Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế, Nguyên Tri Ân, Đinh Thị Thu Hiệp, các liệt sỹ Lê Viết Lân, Nguyễn Thị Vân Liệu, Nguyễn Thị Nhạ, dũng sỹ đếm bom La Thị Tám, 10 cô gái Đồng Lộc, 13 cô gái hy sinh ở Truông Bồn, 13 cô gái TNXP hy sinh ở núi Nhồi (Thanh Hóa) 60 nam nữ TNXP hy sinh trong một trận bom ở ga L­ưu Xá (Thái Nguyên) v.v... Đó là những tập thể TNXP giao thông vận tải tiêu biểu nhất, các anh các chị đã cống hiến cả tuổi xuân cho sự nghiệp GTVT, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhân dân và ngành GTVT mãi mãi ghi nhớ.
Tiếp nối truyền thống anh hùng của các thể hệ cán bộ, CNVCLĐ, TNXP ngành GTVT đã giành được trong 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, trong thời kỳ khôi phục đất nước sau chiến tranh cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.
Là một ngành kinh tế kỹ thuật, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngành GTVT luôn phải đi trước một bước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Đứng trước khó khăn thác thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Chính phủ, ngành ta đã bình tĩnh vượt qua, cùng cả nước tiến nhanh trong tiến trình hội nhập, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành và đất nước.
Liên tục trong nhiều năm qua, ngành GTVT luôn hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ đặt ra: Công tác đầu tư xây dựng đạt kết quả cao và phát huy nhanh hiệu quả. Hạ tầng giao thông được nâng cấp, cải tạo cải thiện đáng kể. Vận tải, dịch vụ cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông có bước chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí trong điều kiện phương tiện giao thông vẫn gia tăng hàng năm. Quan hệ quốc tế của giao thông vận tải Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới được mở rộng, đời sống cán bộ, CNVCLĐ được cải thiện năm sau cao hơn năm trước. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, CNVCLĐ ngày càng đi vào chiều sâu, đạt được hiệu quả tích cực. Nếu như trong 2 cuộc kháng chiến, chúng ta tự hào có đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường ra tiền tuyến, với vai trò to lớn, quyết định cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, đặc biệt là cho đại thắng mùa xuân 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thì trong thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế hôm nay, ngành GTVT chúng ta tự hào đã xây dựng những cây cầu mới: Bãi Cháy, Cần Thơ, Mỹ Thuận, Thanh Trì, Rạch Miễu; những đường mới: đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5...; những cảng biển, nhà ga, sân bay cùng với những con tàu vượt đại dương đưa Việt Nam đến với bạn bè năm châu, là thành quả của ý chí và lòng dũng cảm, thông minh, sáng tạo của ngành GTVT chúng ta. Ngành ta tự hào đã góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước sau hơn 20 năm đổi mới.
Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của toàn ngành, với những thành tích to lớn mà ngành GTVT đã đạt được 65 năm qua, cán bộ, CNVCLĐ ngành GTVT đoàn kết nhất trí, thi đua vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2006 – 2010), thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành GTVT (28/8/1945 – 28/8/2010).
Cán bộ công nhân viên chức ngành GTVT bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân sâu sắc đối với những chiến công hiển hách và sự hy sinh vô giá của các thế hệ TNXP, của cán bộ công nhân ngành GTVT trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, dành độc lập tự do cho dân tộc.
Đoàn Văn Bửu
Phó Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:132589
Lượt truy cập: 176.059.441