Trong đó, chương trình đào tạo luôn được cập nhật và xây dựng theo hướng hiện đại, kết hợp giữa học tập trên nền tảng lý thuyết kết hợp với những khóa tham quan, thực tập, trải nghiệm thực tế thật sự đã giúp ích cho các bạn sinh viên nâng cao được trình độ của mình. Đặc biệt là áp dụng học kỳ doanh nghiệp cho các bạn sinh viên chương trình chất lượng cao.
Học kỳ doanh nghiệp là giai đoạn sinh viên trải nghiệm các công việc của một kỹ sư ô tô tại xưởng lắp ráp, bên cạnh đó sinh viên được các kỹ sư giàu kinh nghiệm tại các công ty hướng dẫn tận tình. Mục tiêu của học kỳ doanh nghiệp giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp, đồng thời rèn luyện kỹ năng, thái độ và hình thành năng lực nghề nghiệp để tham gia thị trường lao động ngay sau khi kết thúc quá trình đào tạo.
Sinh viên thường xuyên đuợc tham quan và kiến tập tại các nhà máy lớn
Hiện nay, để chủ động xây dựng nguồn nhân lực, nhiều tập đoàn và công ty lớn thường liên kết với Trường để đào tạo và sẽ nhận ngay sinh viên từ khi còn trên ghế nhà trường, chỉ chờ tốt nghiệp là mời về làm việc chính thức. Cụ thể, các sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô UTH vừa bảo vệ khoá luận tốt nghiệp đã được Tập đoàn Thaco phỏng vấn tuyển dụng ngay với các vị trí: chuyên viên kỹ thuật sản xuất, chuyên viên kiểm soát chất lượng, chuyên viên kiểm định, chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Tập đoàn Thaco phỏng vấn tuyển dụng sinh viên ngay trong buổi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp
Đại diện doanh nghiệp đánh giá rất cao chất lượng đào tạo của UTH
Thị trường "khát" nhân sự ngành Kỹ thuật ô tô
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và nhu cầu xã hội, công nghệ ô tô trở thành lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế toàn cầu. Ngành Kỹ thuật ô tô được ra đời với mục đích đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng nhanh với ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi như hiện nay.
Việt Nam hiện có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với tổng công suất lắp ráp, thiết kế khoảng 700.000 xe/năm. Ngành công nghiệp ô tô có lợi thế khi ngày càng nhiều tập đoàn lớn đang xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, bảo dưỡng kỹ thuật… tại Việt Nam nhằm cung ứng xe cho thị trường nội địa, đồng thời tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý, thông thương cảng quốc tế của Việt Nam để xuất khẩu xe sang các nước khác.
Sinh viên UTH tham gia học kỳ doanh nghiệp
Bên cạnh đó, nước ta có dân số đông và nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa đường bộ có tốc độ tăng trưởng trên 10% năm. Đây là những lý do cho thấy, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ và sẽ phát triển bùng nổ trong tương lai, kéo theo đó là nhu cầu nhân lực của ngành này cực lớn.
Chưa bao giờ doanh nghiệp lại "khát" nhân sự ngành công nghệ ô tô, cụ thể là các kỹ sư có kiến thức về cả cơ khí lẫn lập trình ô tô như hiện tại. Doanh nghiệp cũng yêu cầu ứng viên phải có khả năng tự đào tạo để nâng cao chuyên môn, nắm bắt nhanh các xu thế mới trong ngành và có khả năng điều chỉnh linh hoạt đáp ứng yêu cầu riêng của doanh nghiệp.
Theo những nghiên cứu mới đây, các tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc như: BMW, Toyota, Honda, Ford hay Kia, Hyundai… tại Việt Nam đều đặn tổ chức tuyển dụng hàng năm nhưng "nguồn" vẫn không đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp ô tô lớn của Việt Nam như: VinFast, Trường Hải, Hyundai Thành Công đều có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật ô tô sẽ tiếp tục tăng lên.
Theo thống kê của Vietnamworks, tại Việt Nam, mức lương cho Kỹ sư công nghệ ô tô dao động từ 1.000 – 2.000 USD/tháng tùy vào vị trí và năng lực. Cũng với khảo sát của ZipRecruiter, mức lương của một kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển có kinh nghiệm tại Việt Nam rơi vào khoảng 8.000$ /tháng.
P.V