Theo đó, cùng với Cục Đường bộ, Văn bản gửi tới Sở GTVT Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng, Gia Lai, Bến Tre, Tây Ninh, Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và thành phố Hồ Chí Minh
Văn bản nêu rõ, Bộ GTVT nhận được Văn bản số 4506/CĐBVNQLVT,PT&NL ngày 10/7/2023, Văn bản số 4953/CĐBVN-QLVT,PT&NL ngày 27/7/2023 của Cục Đường bộ Việt Nam về việc giải quyết đề xuất điều chỉnh, bổ sung Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Điều 20 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ; khoản 5 Điều 22 của Thông tư số 12/2020/TTBGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT; để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; theo đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam và các Sở GTVT nêu trên, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Bộ GTVT thống nhất cập nhật, điều chỉnh, bổ sung 53 tuyến tại Phụ lục I của Công văn này vào Danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc để các Sở GTVT: Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng, Gia Lai, Bến Tre, Tây Ninh, Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển khai và thực hiện các nội dung quản lý tuyến theo quy định.
Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp Trung tâm Công nghệ thông tin cập nhật 53 tuyến tại Phụ lục I của Công văn này vào Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 22 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020.
Bộ GTVT cũng giao Vụ Vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung đối với 53 tuyến tại Phụ lục I của Công văn này vào Phụ lục I của Quyết định số 927/QĐ-BGTVT ngày 15/07/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT công bố Danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại lần công bố định kỳ gần nhất.
Đồng thời, Bộ yêu cầu các Sở GTVT: Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng, Gia Lai, Bến Tre, Tây Ninh, Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh cập nhật biểu đồ chạy xe tuyến cố định liên tỉnh vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT đối với tuyến của địa phương mình quản lý tại Phụ lục I của Công văn này theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 22 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020; đồng thời công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở các thông tin chi tiết của từng tuyến theo quy định tại khoản 4 Điều 22 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020.
Đối với 02 tuyến tại Phụ lục II của Công văn này, Bộ GTVT yêu cầu các Sở GTVT: Tây Ninh, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc thực hiện theo quy định Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ; khoản 2, khoản 5 Điều 22 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 và gửi báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ GTVT công bố theo quy định.
Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT nêu trên và cơ quan, đơn vị liên quan triển khai, thực hiện./.