Chiến lược phát triển Tổng công ty Đường sắt VN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035

Thứ ba, 09/01/2024 09:04

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa phê duyệt Chiến lược phát triển Tổng công ty Đường sắt VN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035.

Theo đó, mục tiêu đề ra đến năm 2030, vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài với khối lượng hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn/năm (chiếm 0,27% thị phần các loại hình vận tải), khối lượng hành khách đạt 21,5 triệu khách/năm (1,87% thị phần).


Ảnh minh họa

Đến năm 2035, đẩy mạnh hiệu quả khai thác các tuyến hiện có và các đoạn tuyến đường sắt mới nhà nước đã hoàn thành xây dựng, bàn giao cho Tổng công ty Đường sắt VN quản lý, khai thác.

Về vận tải đường sắt tốc độ thường, chiến lược đề ra mục tiêu đến năm 2035: Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 15,1 triệu tấn/năm; hành khách đạt 27,5 triệu khách/năm; hành khách 10,92 tỷ khách.km/năm. Trường hợp hai đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang đã hoàn thành và giao tổng công ty quản lý, khai thác: Phấn đấu năm đầu đạt khoảng 7,7 triệu khách/năm, tốc độ tăng trưởng 9%/năm.

Về kinh doanh hạ tầng đường sắt, nghiên cứu, đề xuất danh sách tài sản giao cho tổng công ty theo hình thức đường sắt vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Xây dựng phương án đầu tư nâng cấp thí điểm các khu ga được giao vốn ở đô thị lớn theo hướng khu ga kết hợp trung tâm thương mại dịch vụ.

Đưa vào khai thác sử dụng các công trình mới được đầu tư nâng cấp cải tạo tại các ga được giao vốn, phấn đấu đạt doanh thu từ dịch vụ hỗ trợ vận tải và dịch vụ ngoài vận tải đạt khoảng 1.500 tỷ đồng/năm.

Để đạt được các mục tiêu này, Tổng công ty Đường sắt VN thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, về vận tải, đẩy mạnh công tác quản lý, chăm sóc khách hàng; phát triển thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách theo từng phân khúc; tự triển khai hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết khai thác thị trường thế mạnh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đường sắt, thu hút hơn nữa hành khách đi tàu.

Cùng đó, tận dụng chất lượng hạ tầng mới được nâng cấp, cải tạo để rút ngắn thời gian chạy tàu khách, tăng cường kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, đầu mối giao thông để tăng lượng hành khách trung chuyển. Đồng thời, triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm chủ động hoặc phối hợp khai thác hiệu quả các đoạn tuyến đường sắt mới được hoàn thành trong giai đoạn thực hiện chiến lược.

Về hàng hóa, tăng tối đa khối lượng vận tải tại các khu công nghiệp, nhà máy; tăng cường vận tải container; thúc đẩy các hoạt động logistics; khai thác tối đa năng lực chạy tàu tuyến Đông - Tây chuyên chở luồng hàng liên vận quốc tế.

Nguồn: Báo Giao thông

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:120998
Lượt truy cập: 175.858.321