Qua đó, bảo đảm hệ thống đường giao thông thông suốt, an toàn, góp phần vào sự phát triển KT - XH và thu hút đầu tư của tỉnh.
Công tác duy tu, bảo trì đường bộ có vai trò quan trọng,
đảm bảo chất lượng hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho giao thương phát triển.
Năm 2023, Sở GTVT thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp trúng thầu dịch vụ công ích về BTĐB tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng, kịp thời phát hiện, sửa chữa các hư hỏng trên các tuyến đường được giao quản lý nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan và vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao chất lượng, kéo dài tuổi thọ công trình.
Đồng thời đề xuất và được UBND tỉnh cho phép thực hiện đề tài khoa học và công nghệ "Giải pháp tái sử dụng vật liệu trong bảo trì, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp đường trên địa bàn tỉnh" giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Mặt khác, triển khai ứng dụng công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại công trình sửa chữa đường Vành đai 3, đoạn từ đường Quốc lộ 2 BOT đến đường Tân Phong - Vị Thanh, góp phần tiết kiệm nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên và bảo vệ môi trường.
Trong năm, Sở GTVT kiểm tra công tác nghiệm thu 42 công trình, trong đó có 8 dự án BTĐB. Qua kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu sửa chữa, xử lý triệt để các hư hỏng để các CTGT trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn, ổn định và bền vững. Tiếp nhận quản lý, bảo trì đối với 48km đường bộ từ UBND các huyện, thành phố và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành. Nhờ đó, công tác quản lý, BTĐB trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nền nếp, tuổi thọ CTGT ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 7/2012, Công ty cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc là doanh nghiệp đã trúng thầu quản lý duy tu, sửa chữa thường xuyên, đảm bảo giao thông 70% đường tỉnh và 50% đường huyện.
Năm 2023, công ty thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, BTĐB với tổng doanh thu đạt trên 40 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 140 lao động.
Ông Hoàng Đức Học, Giám đốc công ty cho biết: Chuyển từ hình thức đặt hàng sang đấu thầu công khai, doanh nghiệp tiếp tục bố trí nguồn vốn đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ và đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên, người lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Từ đó, đảm bảo chất lượng công trình, giảm thiểu tối đa chi phí và tăng lợi nhuận.
Nói về hiệu quả trong công tác tổ chức đấu thầu dịch vụ công ích về BTĐB, ông Phạm Trung Dũng, Trưởng phòng Quản lý chất lượng CTGT, Sở GTVT cho biết:
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước thực hiện xã hội hóa, đấu thầu rộng rãi dịch vụ công ích về BTĐB. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Sở GTVT tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng với 3 doanh nghiệp thực hiện quản lý bảo trì đối với tuyến quốc lộ ủy thác, đường tỉnh và 1 doanh nghiệp quản lý, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông nhằm khắc phục tình trạng độc quyền, nâng cao tính cạnh tranh trong thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng, nghiệm thu sản phẩm chi tiết, khoa học, phù hợp với thực tế, góp phần khắc phục kịp thời hư hỏng trên các tuyến đường được giao quản lý, cải thiện chất lượng và kéo dài tuổi thọ công trình.
Thời gian tới, Sở GTVT tiếp tục duy trì, thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí đầu tư các dự án giao thông; thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực giao thông để thực hiện thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình.
Đối với tuyến Quốc lộ 2C thuộc thẩm quyền quản lý, Sở GTVT xây dựng danh mục sửa chữa, chỉnh trang dải phân cách giữa, hệ thống ATGT và công trình trên tuyến đoạn Km4+873 - Km16+312 và Km21+450 - Km49+750; tổ chức triển khai thi công công trình, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2024, góp phần đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh.
Riêng đối với các tuyến đường tỉnh thuộc phạm vi quản lý, Sở GTVT xây dựng danh mục “Sơn gờ giảm tốc các vị trí giao cắt trên các tuyến đường tỉnh” để triển khai thực hiện trong kế hoạch bảo trì trong 2 năm 2024 - 2025.
Tăng cường thực hiện, hướng dẫn công tác kiểm tra, quản lý chất lượng CTGT từ tỉnh đến cấp cơ sở để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, đề xuất xử lý các tồn tại, vi phạm trong quá trình thực hiện.
Đẩy mạnh ứng dụng Zalo, Facebook, phần mềm hỗ trợ GIS giao thông... trong quản lý, BTĐB nhằm gắn trách nhiệm đến từng cán bộ tuần đường, tuần kiểm, thanh tra giao thông trong việc quản lý hành lang, tài sản đường bộ, phát hiện xử lý kịp thời tình trạng vật liệu rơi vãi trên các tuyến đường, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, vật liệu mới trong công tác BTĐB. Chủ động, thường xuyên hơn trong công tác quản lý, BTĐB và hệ thống đèn tín hiệu, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt./.