Nghị định 100 của Chính phủ tạo chuyển biến tích cực ở Thái Nguyên

Thứ sáu, 23/08/2024 08:25

Nghị định số 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã tạo những bước chuyển biến đáng kể trong công tác quản lý nhà nước, tác động tích cực đến nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Sau gần 5 năm từ khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, và hơn 2 năm Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng có hiệu lực, theo hướng điều chỉnh mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm theo hướng tăng nặng, với mức xử phạt cao, đủ sức răn đe đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân.

Đồng thời, tạo hành lang pháp lý cho lực lượng thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả ngày càng cao, qua đó góp phần giảm tai nạn giao thông trong từng lĩnh vực đường bộ, đường sắt; có hiệu quả tích cực tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hoá giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Ảnh: Tiến Dũng 

Trong những năm qua, để đưa nội dung Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP đến với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên mà trực tiếp là lực lượng Thanh tra giao thông vận tải đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể, các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP đến cán bộ và đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải, người tham gia giao thông.

Trong đó, tập trung tuyên truyền các hành vi vi phạm mà người tham gia giao thông, người lái xe kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thường xuyên mắc phải, các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: Vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình giao thông đường bộ, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm kiểm tra tải trọng xe, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện có hành vi vi phạm về dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ...

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Ảnh: Tiến Dũng 

Bên cạnh đó, Thanh tra Sở đã huy động lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm. Từ ngày 01/01/2020 đến 31/7/2024, lực lượng Thanh tra giao thông vận tải của Sở GTVT đã phát hiện và xử lý 1.922 vụ việc vi phạm hành chính, tổng số tiền xử phạt VPHC nộp ngân sách Nhà nước 4.730,3 triệu đồng; áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn 113 trường hợp; tước quyền sử dụng Phù hiệu xe ô tô 131 phương tiện; tước quyền sử dụng Chứng chỉ đăng kiểm viên có thời hạn 10 trường hợp; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định ATKT và BVMT, Tem kiểm định của phương tiện có thời hạn 08 phương tiện; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có thời hạn 01 đơn vị và thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải 03 đơn vị.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Ảnh: Tiến Dũng 

Đánh giá chung về kết quả về thực hiện Nghị định trong gần 05 năm qua, ông Ngô Thanh Tùng – Chánh Thanh tra Sở GTVT Thái Nguyên nhận định: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 29/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã phát huy hiệu quả tích cực, tác động đến từng cá nhân, tổ chức liên quan lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Từ đó, các chính sách, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tạo những bước chuyển biến đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ, tác động tích cực đến nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự và trật tự, an toàn giao thông địa bàn tỉnh Thái Nguyên./.

Theo Tạp chí Thanh tra 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:147293
Lượt truy cập: 175.912.272