Điện biên: Triển khai phương án đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ

Thứ hai, 15/06/2009 17:24
Chỉ vài trận mưa đầu mùa nhưng một số vị trí trên quyết quốc lộ 12 (đoạn tránh ngập qua T.X Mường Lay), đường Na Pheo - Mường Nhé đã bị sạt lở, lún sụt, gây ách tắc giao thông. Đang thời kỳ cao điểm phòng chống lụt bão, các chủ dự án, đơn vị thi công xây dựng cầu đường trên địa bàn tích cực bố trí các phương tiện, nhân lực thường trực, tích cực xử lý hót đất, đá, khơi thông công rãnh, đảm bảo thông đường, phục vụ giao thông thông suốt.
Chỉ vài trận mưa đầu mùa nhưng một số vị trí trên quyết quốc lộ 12 (đoạn tránh ngập qua T.X Mường Lay), đường Na Pheo - Mường Nhé đã bị sạt lở, lún sụt, gây ách tắc giao thông. Đang thời kỳ cao điểm phòng chống lụt bão, các chủ dự án, đơn vị thi công xây dựng cầu đường trên địa bàn tích cực bố trí các phương tiện, nhân lực thường trực, tích cực xử lý hót đất, đá, khơi thông công rãnh, đảm bảo thông đường, phục vụ giao thông thông suốt.
Khắc phục sạt đường tại thị xã Mường Lay.
Ông Nguyễn Đình Giang, Giám đốc Sở GTVT cho biết: Ngay từ tháng 3/2009, các đơn vị chuyên muôn triển khai công tác chuẩn bị phòng chống mưa lũ và xây dựng phương án đảm bảo ATGT. Kiện toàn ban chỉ huy phòng chống mưa lũ các đơn vị, phân công trách nhiệm từng thành viên, giao từng thành viên phụ trách tuyến đường, gói thầu trên tuyến. Ngay sau khi được phân công nhiệm vụ, các thành viên ban ban chỉ huy phòng chống lụt bão triển khai kế hoạch, tiến hành kiểm tra tình hình thực địa, đánh giá các vị trí xung yếu từng cung, đoạn đường mình phụ trách, xây dựng phương án giảm nhẹ thiên tai, ứng cứu đảm bảo giao thông, khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Hiện các doanh nghiệp, đơn vị quản lý dự án hoàn tất việc rà soát, đánh giá hiện trạng cầu đường của từng tuyến đường, giao nhiệm vụ đảm bảo giao thông; kiểm tra lại các vị trí hay bị lún, sụt, sạt khi xảy ra mưa lũ. Phân tích thực trạng, tình huống sự cố ách tắc có thể xảy ra đối với các công trình cầu, cống, ngầm, kè phòng hộ; chuẩn bị vật tư thiết bị, sẵn sàng ứng cứu PCLB. Xác lập phương án phòng chống thiên tai, triển khai các phương án, giải pháp xử lý phục vụ giao thông khi xảy ra lở ta luy dương hoặc lún tụt ta luy âm làm mất nền, mặt đường. Khi thời tiết mưa, tập trung phương tiện, nhân lực thường trực thực hiện hót sụt kịp thời, đảm bảo giao thông trong thời gian sớm nhất. Trong mùa mưa, các đơn vị thi công trên tuyến làm đến đâu thu gọn đất, đá đến đó, không để ảnh h­ưởng an toàn giao thông.
Năm ngoái, mặc dù có sự chuẩn bị chu đáo, nhưng thiên tai hoành hành, mưa lớn kéo dài trên diện rộng làm các tuyến quốc lộ: 12, 279; tỉnh lộ: Na Pheo - Si Pa Phìn - Mường Nhé bị sạt lở, không ít vị trí nền, mặt đường bị nước cuốn đứt đường, giao thông gián đoạn, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Với phương châm “4 tại chỗ”, trên các tuyến đường hay tại các đoạn mà doanh nghiệp đang thực hiện gói thầu xây lắp, trong mưa, các đơn vị chủ động bố trí người đi tuần kiểm tra đường, phát hiện những vị trí bị sạt, tắc đường, có giải pháp xử lý ngay tại chỗ trong khả năng năng lực. Tình huống xảy ra sạt lở lớn, báo cáo Sở GT - VT có biện pháp điều động lực lượng, phương tiện thiết yếu khắc phục hậu quả thiên tai. Hiện tại địa bàn tỉnh ta có 8 tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, tổng chiều dài hàng trăm km. Hầu như năm nào thiên tai cũng làm thiệt hại nhiều tài sản, kinh phí đầu tư khắc phục hậu quả, nhất là đối với lĩnh vực giao thông vận tải. Nhiều vị trí đ­ường có khe suối lớn, khi bị vật cản đ­ường thoát nư­ớc tạo nên lũ cắt ngang đư­ờng và sói mất mặt đường; cuốn trôi đất đá nền đ­ường, mặt đ­ường, các đơn vị phải kè hàng nghìn rọ thép đảm bảo giao thông. Một số tuyến đường tiếp tục đầu t­ư nâng cấp, nước mưa đọng làm mặt đường lầy lội, đất đá từ ta luy dương sạt xuống lấp mặt đường hoặc ta luy âm sụt mất nền đường, các phương tiện đi lại khó khăn. Hệ thống đ­ường giao thông nông thôn, đ­ường dân sinh chủ yêu là đường đất, dòng nước chảy mạnh, chảy xiết thúc vào ta luy làm mất đường, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nhiều công trình thoát n­ước, vượt sông, suối là công trình tạm, mùa mư­a người và phương tiên lưu thông gặp khó khăn, nhiều nơi lũ cuốn mất. Mỗi năm trên địa bàn có hàng chục điểm sụt lở lớn và tiềm ẩn nguy cơ tiếp diễn khi có m­ưa lớn. Công tác PCLB chủ động, hậu quả thiên tai sẽ giảm nhẹ, giao thông đảm bảo, KT – XH địa phương phát triển.
Tháng 6, đang thời kỳ cao điểm mùa mưa lũ, trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, các đơn vị cử người thường trực sẵn sàng PCLB. Khi bị sạt lở, giao thông ách tắc, ngành GTVT huy động lực l­ượng khẩn trương xử lý tình thế, nối lại giao thông, giải phóng phương tiện, sau đó khắc phục triệt để hậu quả thiên tai gây ra. Ngành GTVT quán triệt các đơn vị đảm bảo giao thông nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn tr­ương và có hiệu quả. Khi xảy ra mưa lớn, sạt lở, tắc đường, tập trung lực lượng, nỗ lực đường thông, phư­ơng tiện chỉ tắc giờ, không để tắc ngày, nối lại tuyến giao thông một cách nhanh nhất để đáp ứng phục vụ nhu cầu giao l­ưu và giao thông vận tải của đồng bào.
Theo ĐBP
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:205752
Lượt truy cập: 176.440.595