Bão số 5 gây thiệt hại 85 tỷ đồng cho ngành Đường bộ

Thứ tư, 07/08/2013 05:56
Theo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra ước tính 85 tỷ đồng. Trong đó kinh phí khắc phục thiệt hại trên hệ thống quốc lộ khoảng 35 tỷ đồng và hệ thống đường địa phương khoảng 50 tỷ đồng.

Theo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra ước tính 85 tỷ đồng. Trong đó kinh phí khắc phục thiệt hại trên hệ thống quốc lộ khoảng 35 tỷ đồng và hệ thống đường địa phương khoảng 50 tỷ đồng.

Bão số 5 đã gây thiệt hại cho công trình giao thông trên các tuyến đường quốc lộ và đường địa phương tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Lài Cai, Bắc Giang, Ninh Bình.

Đối với hệ thống quốc lộ, mưa bão đã làm sạt lở taluy âm tại Km255+950 quốc lộ 2 địa phận tỉnh Hà Giang; QL4D, tỉnh Lào Cai Km107+400 chiều dài 100, mặt đường phía taluy âm lún sâu 1,50m; QL32B, tỉnh Phú Thọ cũng sụt taluy âm tại Km3+750 dài 12m, đã gây nứt mặt đường dài 10m. Một số tuyến quốc lộ bị sạt taluy dương: QL 3; 3B (Bắc Kạn); QL.6 (Hòa bình); QL10; QL45 (Ninh Bình); QL18 (Quảng Ninh); QL31 (Bắc Giang); QL32 (Phú Thọ); QL279 (Điện Biên)

Trên hệ thống đường địa phương, tại Quảng Ninh, nước biển dâng cao, nhiều tuyến đường ở thành phố Hạ Long bị ngập úng. Đã xảy ra 2 điểm sạt lở tại bờ kè khu vực Bến Đoan và bờ kè của một nhà dân tại tổ 5, khu 4, P.Bạch Đằng. Bến Đoan bị sạt hơn 15 m, và có nguy cơ tiếp tục sạt lở thêm.

Tại tỉnh Nam Định, một số tuyến đường tỉnh của huyện Giao Thủy bị ngập úng sâu từ 0.4m - 0.6m.

Tại TP Hải Phòng, tuyến đê xung yếu của Đồ Sơn bị sạt lở dài 120m; đường tỉnh 356, đoạn tuyến tránh 2B trên đảo Cát Hải (đoạn từ Km21-Km21+450): Mặt đường bị cát đá phủ kín mặt đường chiều dài 450 m, rộng 5.5m.

Tại tỉnh Lào Cai: Nhiều tuyến đường tỉnh bị sạt taluy dương riêng đường tỉnh 158: sạt lở ta luy dương 1 vị trí, khối lượng 1350m3; sạt lở ta luy âm chiều dài 18m; mặt đường bị lún sụt 100m2.

Hiện tại, Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo các Khu QLĐB II và các Sở GTVT tập trung lực lượng hót dọn đất đá tràn mặt đường để thông xe; những vị trí bị nước ngập mặt đường tổ chức cắm cọc tiêu, rào chắn cảnh báo và tổ chức trực gác 24/24h; những vị trí sụt taluy âm dùng  kè rọ thép, đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương, tổ chức phân luồng điều hành giao thông.

Theo Tạp chí Đường bộ Việt Nam

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:195399
Lượt truy cập: 176.183.259