Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa họp rút kinh nghiệm công tác PCLB&TKCN trong cơn bão số 6

Thứ sáu, 16/08/2013 06:24
Ngày 12/8, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa Nguyễn Duy Dũng đã chủ trì Cuộc họp rút kinh nghiệm công tác PCLB&TKCNHH trong cơn bão số 6 ngày 07/8; triển khai quyết liệt công tác PCLB và phối hợp TKCNHH trong mùa mưa bão năm 2013, đồng thời chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra tàu biển.

Ngày 12/8, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa Nguyễn Duy Dũng đã chủ trì Cuộc họp rút kinh nghiệm công tác PCLB&TKCNHH trong cơn bão số 6 ngày 07/8; triển khai quyết liệt công tác PCLB và phối hợp TKCNHH trong mùa mưa bão năm 2013, đồng thời chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra tàu biển.

Tham gia cuộc họp có Phó giám đốc Nguyễn Xuân Nga - Trưởng Ban Chỉ huy PCLB, PCCN&TKCNHH và các ủy viên cùng lãnh đạo các phòng nghiệp vụ.

Tại cuộc họp, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa Nguyễn Duy Dũng đã chỉ ra những hạn chế và yêu cầu BCH PCLB đơn vị rút kinh nghiệm nhằm thực hiện quyết liệt công tác PCLB trong thời gian cao điểm của mùa mưa bão năm 2013 đạt hiệu quả. Cụ thể:

BCH PCLB, PCCN&TKCNHH cần tập trung nghiên cứu kỹ các quy định liên quan đến công tác PCLB, phối hợp TKCNHH, nhất là các cán bộ như Trưởng ban, Phó ban thường trực, Trưởng Đại diện Nghi Sơn và Lệ Môn; tuyên truyền phổ biến tới từng thành viên BCH và quán triệt tới từng cán bộ tham gia công tác PCLB, PCCN&TKCN…

Trong công tác chuẩn bị PCLB phải tuyên truyền phổ biến phương án PCLB của Cảng vụ và thông báo tới các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động hàng hải trong khu vực quản lý, tàu thuyền có liên quan, nhất là tập thể sỹ quan, thuyền viên trực chống bão biết số điện thoại thường trực 24/24h của Cảng vụ để liên lạc khi cần thiết, nhất là trong trường hợp khẩn cấp phát sinh tình huống cần cứu hộ, cứu nạn.

Kiểm tra chặt chẽ, trực tiếp các phương tiện vào neo đậu tránh bão trong điều kiện có thể về con người, trang thiết bị, nhất là trang thiết bị cứu sinh và thông tin liên lạc, neo, dây và thực trạng chằng buộc neo đậu. Phải lập sổ theo dõi cụ thể. Trường hợp không kiểm tra trực tiếp được, yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng báo cáo qua điện thoại, tin nhắn, fax, email.

Cán bộ trực Cảng vụ phải nắm được vị trí neo đậu, trọng tải, công suất máy, vùng được phép hoạt động, tàu có hàng hay không có hàng của các tàu thuyền trước và trong bão để có thể điều động, hỗ trợ khi cần thiết. Bất cứ sự di chuyển của tàu thuyền trong quá trình tránh trú bão phải báo cáo Cảng vụ.

Với vai trò chủ trì công tác phối hợp TKCNHH, chỉ huy hiện trường TKCN trong vùng nước cảng biển, Cảng vụ có thể đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ phòng trực có đầy đủ trang thiết bị văn phòng để triển khai các cuộc họp cần thiết và chỉ huy hiện trường (Lưu ý phải có máy phát điện)...

BCH PCLB&TKCNHH đơn vị phải cập nhật danh bạ điện thoại PCLB, TKCN tại khu vực, thành thạo tác nghiệp trên hải đồ; rà soát bổ sung phương án điều động, di dời phương tiện  tàu thuyền tránh bão trong khu vực.

Về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra tàu biển, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa yêu cầu tăng cường kiểm tra kỹ đối với những tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nước ngoài và giám sát chặt chẽ đối với việc thực thi nhiệm vụ công vụ của các sỹ quan kiểm tra tàu biển theo quy chế giám sát do Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa đã xây dựng; song song tăng cường công tác đào tạo đối với sỹ quan kiểm tra tàu biển của đơn vị hiện đang thiếu kinh nghiệm; tổ chức thực tập cho sỹ quan kiểm tra tàu biển và cán bộ làm công tác ATHH học tập kinh nghiệm ngay tại khu vực Nghi Sơn khi đơn vị phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Nghệ An thực hiện công tác kiểm tra tàu biển, đồng thời cử cán bộ thực tập trực tiếp trên tàu nhằm tạo điều kiện cho sỹ quan kiểm tra tàu biển của đơn vị bổ sung kiến thức thực tế; giao phòng An toàn và Thanh tra hàng hải lập đề cương kiểm tra tàu biển cho các sỹ quan kiểm tra tàu biển và hướng dẫn các Đại diện yêu cầu chủ tàu ký cam kết, nếu tiếp tục để tàu bị lưu giữ sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp mạnh (không cho phép tàu ra vào làm hàng tại khu vực hoặc kiên quyết không cấp phép cho tàu rời cảng khi chưa khắc phục xong các khiếm khuyết đã được các sỹ quan kiểm tra phát hiện và yêu cầu khắc phục).

Đối với chủ tàu, cương quyết yêu cầu khắc phục dứt điểm các khiếm khuyết đã được phát hiện; thực hiện duy tu, bảo dưỡng các máy móc, trang thiết bị trên tàu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quản lý hồ sơ, tài liệu của các sỹ quan trên tàu; quán triệt thuyền trưởng, thuyền viên trên tàu duy trì bảo dưỡng tàu luôn hoạt động tốt theo Sổ tay quản lý an toàn mà công ty đã lập cho tàu, không để xảy ra các khiếm khuyết tương tự và các khiếm khuyết khác.

Đối với thuyền viên, phải thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của các sỹ quan kiểm tra tàu của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa đối với việc khắc phục các khiếm khuyết liên quan đến an toàn hàng hải, đặc biệt là với tàu chở hàng gỗ dăm; thuyền trưởng phải có sổ tay theo dõi các hồ sơ, tài liệu trên tàu, các hạng mục cần phải kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng thường xuyên, đôn đốc các sỹ quan thực hiện nghiêm túc; thuyền viên phải thực hiện mẫn cán chức trách của mình.

Nguồn: Cục HHVN

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:126562
Lượt truy cập: 176.168.877