Ngày 28 tháng 3 năm 2008, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ theo nhiệm vụ khoa học công nghệ 2007 của Trường đại Học Hàng hải do Tiến sỹ, thuyền trưởng Nguyễn Viết Thành làm chủ nhiệm. Sau 3 tiếng đồng hồ làm việc nghiêm túc của hội đồng nghiệm thu đề tài được đánh giá loại xuất sắc và có tính thực tiễn cao. Trong bối cảnh hiện nay, thày và trò Trường Đại học Hàng hải đang cố gắng quyết tâm gắn kết nghiên cứu khoa học vào trong lao động sản xuất, đặc biệt là nghiên cứu thiết kế, chế tạo, sản xuất các thiết bị Hàng hải nhằm phục phụ tiến trình nội địa hóa sản phẩm của đất nước. Sau đây, xin giới thiệu khái quát một số nét chính của máy đo sâu Hàng hải do Thày trò Trường Đại học Hàng hải nghiên cứu chế tạo:
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Máy đo sâu hàng hải nhãn hiệu MĐS – ĐKT001 do nhóm giảng viên khoa Điều khiển tàu biển - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam chế tạo và sản phẩm đề tài cấp Bộ đã được nghiệm thu đạt loại xuất sắc vào ngày 28/03/2008 vừa qua. Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết của máy đo sâu hàng hải và tiêu chuẩn của các loại máy đo sâu khác đang được sử dụng rộng rãi trên các đội tàu biển trong và ngoài nước, máy đo sâu MĐS – ĐKT001 đã đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của IMO. Trong quá trình thiết kế, chế tạo, chúng tôi đã thực hiện các công việc:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của máy đo sâu hàng hải;
- Lựa chọn phương án thiết kế, chế tạo phù hợp;
- Chi tiết kỹ thuật của hệ thống máy đo sâu;
- Các tính toán chi tiết thiết kế hệ thống máy đo sâu;
- Thiết kế và chế tạo hệ thống;
- Lựa chọn thiết bị, vật tư cho hệ thống: Xem xét các thiết bị có ở Việt Nam và các thiết bị phải mua ở nước ngoài, từ đó, lựa chọn thiết bị cho hệ thống máy đo sâu;
- Hiệu chỉnh hệ thống;
- Xây dựng các qui trình lắp đặt, khai thác vận hành hệ thống.
2. KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM, HIỆU CHỈNH
Các thông số kỹ thuật ban đầu của máy đo sâu MĐS – ĐKT001 khi lắp xong
STT
|
Vị Trí
|
Định mức
|
Ghi chú
|
1
|
TB1
|
220V ± 5%
|
50Hz hoặc 60Hz
|
2
|
TB2
|
110V ± 5%
|
50Hz hoặc 60Hz
|
3
|
|
DC 12V ±5%
|
|
4
|
G – TP1
|
DC 9V ± 3%
|
|
5
|
G – TP2
|
DC 4V
|
|
6
|
G – TP3
|
215 kHz
|
|
7
|
G – TP4
|
DC 12V ± 3%
|
|
8
|
G – TP5
|
DC 12V ± 3%
|
|
9
|
G – TP6
|
|
2ms, 4ms, 8ms
|
10
|
T2
|
200kHz
|
|
11
|
T1
|
200kHz
|
|
2.1. Kiểm tra thử nghiệm lần đầu (mang máy xuống tàu )
2.1.1. Bước 1: đo độ sâu khi tàu không hành trình.
- Chọn thời điểm nước đứng để thả anten ra mạn tàu khoảng 1,5 ÷ 2m;
- Thả anten cách mặt nước khoảng 0,3m đo độ sâu thực từ anten đến đáy gọi đó là Hmax;
- Thả anten xuống 2m sử dụng máy đo sâu đo Hd1,
nếu Hmax – Hd1 = 2m ±10% là tốt;
- Tiếp tục thả anten xuống thêm 2m, sử dụng máy đo sâu đo Hd2,
nếu Hmax – Hd2 = 4m ± 10% là tốt;
- Tiếp tục thả anten xuống để kiểm tra độ sâu đo được (6m, 8m...) trong điều kiện cáp anten và độ sâu cho phép.
Để kiểm tra độ sâu tối thiểu mà máy có thể đo được bằng cách chọn độ sâu phù hợp với cáp anten để tiến hành đo theo các bước trên cho đến khi không đo được độ sâu thì khoảng cách còn lại chính là độ sâu tối thiểu để máy có thể đo được.
2.1.2. Bước 2: đo độ sâu khi tàu hành trình.
- Cố định ăngten vào mạn tàu;
- Sử dụng đo sâu khi tàu hành trình, so sánh số đo độ sâu của máy với độ sâu thực.
HtA = Ht - ∆H = Hd
HtA:độ sâu từ ăngten đến đáy biển;
Ht:độ sâu tính từ mặt nước đến đáy biển;
∆H: độ sâu từ mặt nước đến anten.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng máy đo sâu cần kiểm tra chủ yếu là các mức điện áp, đối chiếu với chỉ tiêu kỹ thuật.
- Lập biên bản thiếu sót tồn tại và nêu phương án xử lý.
2.2. Thử nghiệm lần 2
Việc thử nghiệm lần 2 để đánh giá kết quả sau khi đã hiệu chỉnh.
Kiểm tra lại các chỉ tiêu kỹ thuật khi máy hoạt động.
Tiến hành đo sâu theo các bước nhờ lần 1.
Đánh giá kết quả và khắc phục tiếp nếu có.
3. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY ĐO SÂU MĐS - ĐKT001
* Các thông số kỹ thuật của máy:
- Chiều dài: 400mm;
- Chiều ngang: 300mm;
- Trọng lượng của máy: 11kg;
- Loại ăngten sử dụng: Loại áp điện;
- Chiều dài dây cáp: 30m
- Nguồn cung cấp:
+ Nguồn điện xoay chiều:
Ø 220V / 50/60Hz; công suất: 0,14A.
Ø 110V / 50/60Hz; công suất: 0,29A.
+ Nguồn điện 1 chiều DC:
Ø DC 12V; công suất: 2,56A.
Ø DC 24/32V; công suất: 2,56A.
- Công suất phát xung: có công tắc chuyển đổi công suất phát xung 125W hoặc 10W.
- Tần số phát xung: 200Hz;
- Tốc độ di chuyển băng giấy: Từ 5 – 25 mm/phút.
- Chế độ phát xung được chia làm 3 mức
Thang đo sâu
|
Chiều dài xung
|
0 - 80m
|
2ms
|
0 - 160m
|
4ms
|
0 - 320m
|
8ms
|
Sự thay đổi chiều dài xung phát nhằm đảm bảo độ phân giải mục tiêu theo độ sâu và đảm bảo công suất phát ở những thang độ sâu lớn.
Các thang độ sâu bao gồm 3 thang lớn được chia thành 9 thang nhỏ nhằm làm tăng độ chính xác.
*Bảng thang độ sâu:
STT
|
A
|
B
|
C
|
Thang 1
|
0 – 40m
|
20 – 60m
|
40 – 80m
|
Thang 2
|
0 – 80m
|
40 – 120m
|
80 – 160m
|
Thang 3
|
0 – 160m
|
80 – 240m
|
160 – 320m
|
Khâu tính toán sử dụng motor 3 tốc độ điều chỉnh tự động. Tốc độ của động cơ được tự động điều tốc bằng bộ phát xung so pha ổn tốc.
Motor cuốn băng giấy ghi được thiết kế rời nhằm đảm bảo tốc độ của động cơ thời gian ổn định đồng thời tiện lợi cho người sử dụng cần quan sát kỹ đặc tính của mục tiêu.
4. KẾT LUẬN
Đối chiếu với các tiêu chuẩn của tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) quy định, máy đo sâu nhãn hiệu MĐS – ĐKT001 hoàn toàn đảm bảo các yêu cầu:
- Đáp ứng yêu cầu tổ chức IMO;
- Các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với các loại tàu: các chi tiết bên trong của máy có thể thu nhỏ để đáp ứng nhu cầu khi cần sản xuất các loại máy đo sâu trang bị cho các loại tàu bé, tàu đánh cá hoặc các tàu khác.
- Cấu trúc gọn nhẹ, dễ thiết kế và sản xuất;
- Là loại máy gắn tường có mẫu mã phù hợp kinh tế, lắp đặt và khai thác sử dụng dễ dàng;
- Giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Máy đo sâu hàng hải MĐS – ĐKT001 đã được nội địa hoá 90%.
Các công ty tàu biển, các cá nhân có nhu cầu đặt mua, khai thác sử dụng hoặc biết thêm chi tiết về máy đo sâu hàng hải MĐS – ĐKT001 xin vui lòng liên hệ:
Khoa điều khiển tàu biển - Trường đại học Hàng hải Việt Nam, Số: 484 Lạch Tray - Hải Phòng.
ĐT: 031.3735355; Fax: 031.3735355.
DĐ: 0913311345 (TS. Nguyễn Viết Thành); 0913374664 (KS. Lê Văn Dũng)
E-mail: VIMARUDECK@VNN.VN