Ảnh minh họa
Cụ thể như sau:
- Về nguyên tắc lập biên bản VPHC: Việc lập biên bản VPHC (khi phát hiện có hành vi VPHC) phải được thực hiện ngay tức thì, ngay tại thời điểm phát hiện có hành vi VPHC, ngay tại địa điểm xảy ra hành vi VPHC (trừ trường hợp hành vi VPHC được phát hiện bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường - quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi VPHC).
Trong trường hợp người VPHC không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác mà không ký biên bản thì biên bản VPHC được lập xong phải có chữ ký của hai người chứng kiển hoặc của đại diện chính quyền địa phương (UBND cấp xã nơi xảy ra vi phạm).
- Về nội dung của biên bản VPHC: Biên bản VPHC phải đảm bảo đầy đủ (ghi rõ) 11 nội dung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý VPHC.
Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC nhưng không có thẩm quyền xử phạt chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
Trong biên bản VPHC, ghi tiêu đề tên cơ quan lập biên bản là tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản; không ghi tên cơ quan chủ quản (ví dụ ghi tên cơ quan của công chức Thanh tra Sở Giao thông vận tải Bình Thuận có thẩm quyền lập biên bản VPHC là “THANH TRA SỞ GTVT BÌNH THUẬN” không phải ghi tên cơ quan chủ quản là “SỞ GTVT BÌNH THUẬN”.
- Một số lỗi (phổ biến) cần tránh khi lập biên bản VPHC: Tẩy xóa, sửa chữa, bỏ trống nhiều nội dung (số biên bản; thời gian, địa điểm lập biên bản; căn cứ hồ sơ, tài liệu để lập biên bản VPHC; thời gian bắt đầu lập và kết thúc việc lập biên bản VPHC không logic, không hợp lý, mâu thuẫn nhau...); xác định hành vi VPHC không đúng; xác định sai tình tiết tăng nặng (tái phạm nhưng lại xác định là vi phạm nhiều lần); người chứng kiến không khách quan (thuộc thành phần của tổ công tác); ghi hành vi vi phạm nhưng không trích dẫn tại điểm, khoản, Điều thuộc Nghị định nào hoặc ghi không đúng với nội dung hành vi vi phạm quy định tại Nghị định; để người vi phạm ghi lý do không ký biên bản (“người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản” - quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật XLVPHC 2012)…
Sau khi quán triệt, ban hành văn bản triển khai đến các đội TTGT thực hiện, Thanh tra Sở GTVT đã đặt in một số mẫu biên bản mới để thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Thông tư số 37/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.