Các đại biểu dự Hội nghị
Hội nghị đã nghe các báo cáo và thảo luận các chủ đề chính bao gồm: Bảo vệ môi trường hàng hải: các vấn đề về quản lý chất thải từ tàu, chiến lược giảm hiệu ứng nhà kính từ tàu biển, việc thực thi các công ước liên quan đến bảo vệ môi trường hàng hải, vấn đề hợp tác kỹ thuật trong khu vực…; An toàn hàng hải và các vấn đề liên quan tới thuyền viên: nghiên cứu về giải pháp nâng cao an toàn hàng hải cho tàu vận tải nội địa; vận tải ven biển, quản lý an toàn trong vận tải khách bằng phà biển, thực thi các công ước IMO và chương trình đánh giá thực thi các công ước của IMO đối với các quốc gia thành viên của IMO(IMSAS), việc ứng dụng các hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải thế hệ mới, về xây dựng môi trường hành hải điện tử (e-navigation), hợp tác quốc tế trong điều tra tai nạn hàng hải, các hoạt động liên quan tới công tác thủy đạc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trao đổi thông tin về an toàn hàng hải;đăng kiểm và phân cấp tàu biển…; Xử lý sự cố, tai nạn hàng hải: hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường hàng hải, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó sự cố tai nạn hàng hải của các quốc gia thành viên, hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển, ứng dụng giám sát vệ tinh trong tìm kiếm cứu nạn…; Hợp tác kỹ thuật trong khu vực: các nội dung hợp tác kỹ thuật trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hợp tác kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới, những kết quả chính trong hoạt động của các tổ chức APHoMSA; Tokyo MOU; IALA; IMO; SPC (Ủy ban Nam Thái Bình Dương – South Pacific Community)…
Trong khuôn khổ hội nghị, ngày 11/04 đại diện Việt Nam cũng đã trình bày bài báo cáo tham luận tại hội nghị “Quản lý nhà nước về an toàn và an ninh hàng hải” với nội dung chia sẻ các thông tin về cơ cấu quản lý, việc thực hiện công tác quản lý nhà nước của Việt Nam về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và công tác bảo đảm an toàn hàng hải của Việt Nam, ngoài ra Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng phó với các tai nạn hàng hải liên quan đến thiên tai (cụ thể là trường hợp Bão Damrey tháng 11 năm 2017 tại Quy Nhơn), bài phát biểu đã được sự quan tâm, tiếp nhận của các thành viên tham dự hội nghị và thống nhất đưa vào tuyên bố chung của Hội nghị các đề nghị của Việt Nam về hợp tác chia sẻ thông tin trong việc ứng phó các sự cố thiên tai và giải quyết tai nạn hàng hải trong khu vực.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị
Ngoài ra đoàn Việt Nam cũng đã nêu ý kiến và thảo luận tại Hội nghị đối với công tác bảo đảm an toàn cho tàu vận tải nội địa; tàu ven biển và vận tải hành khách từ bờ ra đảo trên cơ sở hoạt động thực tế tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ bên lề Hội nghị, đoàn Việt Nam đã tiếp xúc và làm việc với đoàn Nhật Bản về khả năng hợp tác giữa các bên đối với một số lĩnh vực chuyên môn hai bên cùng quan tâm, làm việc với Chính quyền Hàng hải Cộng hòa Vanuatu; Cộng hòa Mông Cổ, Cộng hòa Cook Island về khả năng tiến tới ký kết thỏa thuận công nhận chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên theo công ước quốc tế STCW và Chính quyền Hàng hải Chile về khả năng hợp tác trong lĩnh vực cảng biển, bảo đảm an toàn hàng hải…
Đại biểu làm việc với Chính quyền Hàng hải Chile
Trước khi hoàn thành chương trình làm việc, Hội nghị cũng đã thông qua đề nghị của Mông Cổ trong việc trở thành thành viên mới trong APHoMSA cũng như công tác chuẩn bị cho Hội nghị APHoMSA lần thứ 20 được tổ chức tại Hàn Quốc vào năm 2019 và một số nội dung khác có liên quan.