Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Di sản văn hóa.

Thứ tư, 03/06/2009 08:18
Ngày 2/6, Quốc hội đã cho ý kiến vào một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, trong đó tập trung vào các nội dung bổ sung khái niệm "yếu tố gốc cấu thành di tích"; phân loại bảo tàng và thẩm quyền thành lập bảo tàng; bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể; bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích …
Ngày 2/6, Quốc hội đã cho ý kiến vào một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, trong đó tập trung vào các nội dung bổ sung khái niệm "yếu tố gốc cấu thành di tích"; phân loại bảo tàng và thẩm quyền thành lập bảo tàng; bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể; bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích …  
 
Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa sau gần 8 năm thực hiện là việc làm cần thiết, được đông đảo nhân dân và những người làm công tác bảo vệ di sản văn hóa quan tâm, mong đợi và đồng tình.  
 
Đa số đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm "yếu tố gốc cấu thành di tích", bởi nếu theo định nghĩa trong dự thảo Luật, "yếu tố gốc cấu thành di tích" là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được hình thành từ đầu hoặc được bổ sung trong quá trình bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thì không thể gọi là gốc.  
 
Các đại biểu cho rằng quan niệm "yếu tố gốc cấu thành di tích" bao gồm cả yếu tố bổ sung trong quá trình tu sửa có thể sẽ làm tình trạng trên tiếp tục tái diễn và gia tăng hơn.  
 
Đa số đại biểu cho rằng các quy định về chức năng của bảo tàng còn thiếu, không chỉ có chức năng bảo quản và trưng bày, bảo tàng hiện nay còn có chức năng giáo dục không chính thức và giáo dục suốt đời mà đối tượng là tất cả mọi người. Đó là một chức năng đặc biệt và ưu việt của bảo tàng.  
 
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đề nghị quy định rõ việc nghiêm cấm các hành vi xâm hại di tích đã được xếp hạng và chưa được xếp hạng. Đề nghị bổ sung một điều về quy hoạch khảo cổ học để chủ động trong quy hoạch xây dựng, tránh xung đột trong quá trinh xây dựng các công trình kinh tế- xã hội, phát triển đất nước với việc bảo tồn di sản văn hóa.  
 
Đại biểu Quốc đề nghị cần quy định rõ trong dự thảo Luật trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và các ngành liên quan đối với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Cần sớm khảo sát, kiểm kê, công nhận các di tích văn hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật di sản văn hóa trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao trách nhiệm mỗi cá nhân trong tham gia bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.  
 
Cuối phiên họp chiều 2/6, Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo về kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc./.
TTXVN
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:100412
Lượt truy cập: 181.412.389