Theo đó, Bộ GTVT nhận được báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (tại Văn bản số 1228/ TCĐBVN-VT ngày 04/3/2020), kiến nghị của Sở GTVT Tuyên Quang (tại Văn bản số 232/SGTVT-VTPT&NL ngày 29/02/2020) và một số Hiệp hội vận tải phản ánh về khó khăn của đơn vị vận tải hành khách do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trên cơ sở quy định hiện hành, đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (tại Văn bản số 1228/ TCĐBVN-VT báo cáo đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô); đồng thời nhằm tạo thuận lợi cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách do đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện như sau: Hướng dẫn đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương mình chủ động bố trí phương tiện hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo duy trì hoạt động vừa đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách vừa cắt giảm được số chuyến tại các thời điểm không có khách; đồng thời thông báo về Sở GTVT nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, bến xe 2 đầu tuyến (đối với tuyến cố định) để phối hợp quản lý.
Tạm thời không xử lý vi phạm đối với đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 của Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT (tức là đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện dưới 70% số chuyến xe theo biểu đồ chạy xe trên tuyến đã được phê duyệt trong 01 tháng thì không bị đình chỉ khai thác tuyến 01 tháng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định vi phạm). Thời gian áp dụng từ khi Việt Nam công bố có dịch cho đến khi công bố hết dịch Covid-19.
Tham mưu ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về những khó khăn vướng mắc cho các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe trong giai đoạn xảy ra dịch và sau dịch để hỗ trợ cơ chế chính sách cho các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe về giảm thuế, phí, lệ phí ra vào bến xe.