Khoa Công trình giao thông Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nơi nâng bước những kỹ sư giao thông tương lai

Thứ ba, 11/05/2021 08:18

Trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong đó kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, công trình cảng đang là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư phát triển.

Sinh viên tham quan thực tế tại công trình xây dựng đường hầm metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên

Trong những năm qua Khoa Công trình giao thông Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM luôn chú trọng tăng cường nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên; các hoạt động kết nối doanh nghiệp, gửi sinh viên đi thực tập tại các đơn vị chuyên môn; thường xuyên cập nhật chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thực tế; duy trì và phát triển các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên như văn nghệ chào đón tân sinh viên, hội thao, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, … Tất cả nhằm đào tạo và phát triển toàn diện người học để sau khi ra trường người học sẽ có một thái độ tích cực, kỹ năng làm việc thích ứng với môi trường công việc và đặc biệt là kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng học hỏi những kiến thức và công nghệ mới. 

Cuộc thi thiết kế mô hình CTGT

Theo đó, Nhà trường đã tập trung nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, nâng cấp hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Hiện nay Khoa Công trình giao thông đang có 2 phòng thí nghiệm phục vụ cho việc thực hành, thí nghiệm, thực tập của sinh viên từ năm nhất tới năm cuối. Ngoài ra các thiết bị của Phòng thí nghiệm còn có thể hỗ trợ sinh viên trong công tác nghiên cứu thí nghiệm. Đội ngũ giảng viên là những thầy cô đầy tâm huyết với sinh viên với trình độ chuyên môn cao, hơn 40% giảng viên có trình độ Tiến sỹ được đào tạo trong và ngoài nước như Anh, Pháp, Đức, Úc, Nga, Hàn Quốc… Vì vậy, trong suốt thời gian qua Trường luôn có chiến lược xây dựng chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu học tập, phòng thí nghiệm đầy đủ để phục vụ cho sinh viên có được môi trường học tập tốt nhất để sinh viên sau khi tốt nghiệp không những đạt trình độ cao đúng chuyên ngành của mình mà còn có khả năng thích nghi làm việc ở nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực Xây dựng.

Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp khoa Công trình giao thông có thể tự tin tìm việc đúng chuyên ngành đã được học. Nhiều sinh viên sau khi ra trường đã trở thành các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và cán bộ nòng cốt trong các công ty tư vấn, sở ban ngành … đặc biệt tại khu vực miền Nam và miền Trung. Một số cũng đã trở thành các nhà nghiên cứu khoa học mang tầm quốc tế ở các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu trên thế giới như Đại học Bristol (Anh Quốc), Đại học New South Wales (Úc), Đại học Luân Đôn (Anh Quốc), … Theo khảo sát tình hình tìm việc làm của SV sau khi tốt nghiệp trong những năm gần đây thì có đến trên 90% SV có việc làm đúng chuyên ngành.

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

Năm học 2021-2022, Khoa Công trình giao thông tuyển sinh 4 chuyên ngành sau:Kỹ thuật xây dựng và quản lý cảng – công trình giao thông thủy;Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đô thị; Quy hoạch và quản lý giao thông; Kỹ thuật xây dựng cầu đường

Được biết, trong quá trình học tập, Nhà trường cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên như: đi thực tập, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, tham quan các công trình đang thi công. Thường kỳ tổ chức hội thảo khoa học để giúp giáo viên cùng sinh viên trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu. Dành những suất học bổng cho cho sinh viên học giỏi và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng học tốt.
 

Nguồn: Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:155552
Lượt truy cập: 176.245.255