Theo đó, thực hiện Thực hiện Quyết định số 246/QĐ-BGTVT ngày 13/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ, từ ngày 07/5/2019 đến ngày 22/6/2019, Đoàn thanh tra Bộ GTVT tiến hành thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ tại Sở GTVT và 25 đơn vị (gồm: 08 đơn vị đào tạo lái xe, 17 đơn vị đào tạo và sát hạch lái xe) tại 06 địa phương: Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An.
Tại các cơ sở đào tạo lái xe, Đoàn đã tiến hành thanh tra: Cơ sở pháp lý để hoạt động; Hệ thống phòng học chuyên môn; Sân tập lái; Xe tập lái; Giáo viên dạy lái xe; Công tác tuyển sinh; Công tác đào tạo, giáo vụ; việc tổ chức thực hiện thu học phí đào tạo.Tại các cơ sở đào tạo lái xe, Đoàn đã tiến hành thanh tra: Cơ sở pháp lý; Cơ sở vật chất, kỹ thuật.Đoàn cũng thực hiện thanh tra công tác triển khai các văn bản về quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; Công tác quản lý đào tạo lái xe; Công tác quản lý sát hạch, cấp, đổi GPLX tại các Sở GTVT.
Kết thúc thanh tra, Bộ GTVT nhận định các Sở GTVT: Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An đã thực hiện công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ bản đáp ứng quy định, thể hiện ở các nội dung như: Ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; thực hiện công tác cấp giấy phép đào tạo lái xe, chấp thuận phương án hoạt động đào tạo lái xe, cấp giấy chứng nhận TTSHLX đủ điều kiện hoạt động, quản lý xe tập lái, giáo viên dạy thực hành lái xe, tổ chức sát hạch, cấp GPLX và thực hiện một số nội dung khác trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ bản theo quy định.
Các CSĐTLX, TTSHLX được thanh tra có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên phục vụ công tác đào tạo, sát hạch lái xe cơ bản đáp ứng quy định; công tác đào tạo, sát hạch lái xe được các đơn vị triển khai thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ tại địa phương.
Qua công tác thanh tra Bộ GTVT cũng đã chỉ ra những tồn tại, thiếu sót cũng như nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, thiếu sót đó. Bộ GTVT cho rằng, để xảy ra tồn tại, thiếu sót nêu trên, trách nhiệm thuộc Sở GTVT mà trước hết là Cơ quan quản lý sát hạch thuộc Sở (đối với tồn tại của Sở GTVT và một phần trách nhiệm đối với tồn tại của các CSĐTLX, TTSHLX) và trách nhiệm của các CSĐTLX, TTSHLX (đối với tồn tại của CSĐTLX, TTSHLX).
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các Sở GTVT Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An có kế hoạch thanh tra, kiểm tra các CSĐTLX, TTSHLX tại địa phương chưa được Bộ GTVT thanh tra năm 2019; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, đồng thời thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra các lớp, khóa đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT để phát hiện tồn tại, thiếu sót trong công tác đào tạo, giáo vụ của các CSĐTLX nhằm kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh các đơn vị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, đôn đốc, hướng dẫn các CSĐTLX, TTSHLX được thanh tra thực hiện các kiến nghị của Đoàn thanh tra Bộ GTVT được nêu trong biên bản thanh tra tại các đơn vị. Báo cáo Bộ GTVT (qua Thanh tra Bộ GTVT) kết quả thực hiện Kết luận này (bao gồm cả những nội dung khác được nêu trong biên bản thanh tra tại Sở và tổng hợp kết quả thực hiện của các CSĐTLX, TTSHLX) trước ngày 31/8/2019.
Đối với các CSĐTLX, TTSHLX: Bộ GTVT yêu cầu tổ chức khắc phục ngay các tồn tại, thiếu sót trong công tác tuyển sinh, đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ và thực hiện các yêu cầu của Đoàn thanh tra Bộ GTVT được nêu trong biên bản thanh tra tại đơn vị.
DT