Câu hỏi: Tôi thấy giao thông ở khu vực có đường ngang rất phức tạp và khó khăn mỗi lần có tàu đi qua. Tôi xin hỏi quy định về Giao thông trên đường ngang như thế nào?
Trả lời: Căn cứ vào Điều 41 Thông tư 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, quy định:
Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi qua đường ngang phải thực hiện quy định sau đây:
Phải ưu tiên cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt;
2. Phải chấp hành hướng dẫn của người gác đường ngang hoặc tín hiệu phòng vệ đường ngang:
a) Hiệu lệnh của người gác chắn, cờ đỏ, biển đỏ, đèn đỏ;
b) Chắn đường bộ;
c) Tín hiệu đèn, tín hiệu chuông;
3. Khi có báo hiệu dừng (hiệu lệnh của người gác chắn, cờ đỏ, biển đỏ, đèn đỏ, còi, chuông kêu, chắn đã đóng), người và tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước báo hiệu dừng (trước “vạch dừng” nêu tại Điều 21 của Thông tư này).
4. Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.
5. Cấm người không có trách nhiệm leo trèo, xê dịch, động chạm vào các tín hiệu, thiết bị đường ngang; vào nhà gác đường ngang;
6. Đối với đường ngang nói tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, người và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi sắp đi vào đường ngang phải dừng lại, chú ý quan sát biển báo, lắng nghe còi tàu, quan sát trên đường sắt từ xa ở 2 phía đường ngang, nếu thấy tàu hoặc phương tiện giao thông đường sắt sắp đến gần đường ngang thì phải dừng trước đường ngang cách má ray ngoài cùng trở ra ít nhất 5 m và phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn.
(Hiện nay, Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15/8/2012 đã được thay thế bằng Thông tư số 62/2015/TT-BGTVT ngày 4/11/2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2016)